“Sẵn sàng bán cho bạn một vài khẩu súng VNCH. Không phải là
không bao giờ được bắn mà chỉ phóng ra một lần” - trích từ phim Full metal
jacket (Áo giáp sắt) của Cowboy.
Nhiều khán giả có thể nghĩ dòng chữ nổi tiếng này đã không nhằm
mục đích gì khác ngoài việc thể hiện ra một vài cố gắng của những lính thủy
đánh bộ trong việc mặc cả để có giá rẻ nhất với một cô gái bán dâm hoặc với người
môi giới của cô ta.
Trong thực tế, lời bình này chứa đầy ý nghĩa khi đề cập đến
mối quan hệ mà binh sỹ Mỹ chia sẻ với các đồng nghiệp Nam Việt Nam trong cuộc
chiến.
Lời bình của Cowboy trong bộ phim Full metal jacket đã làm nổi
lên vấn đề là quân đội VNCH (trong tiếng Anh được viết tắt là ARVN) đã không thực
hiện việc của họ trong những hoạt động chiến đấu.
Đối với nhiều cựu chiến binh Mỹ, tuyên bố này không thể đúng
hơn.
Khi Mỹ bước vào cuộc chiến ở giữa thập niên 1960, mục tiêu
là hỗ trợ Nam Việt Nam với nhân viên và thiết bị Mỹ để giúp đánh bại những người
Cộng sản. Nhiều trong số những binh sỹ Nam Việt phục vụ trong thời kỳ này là
thành viên của một lực lượng dân quân được gọi là “Lực lượng Dân sự” hoặc viết
tắt là PF. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ làng xóm trước các cuộc tấn công của “Việt
Cộng”. Nhiều cựu chiến binh quân đội VNCH tin rằng PF đã nuôi dưỡng kẻ thù thay
vì chiến đấu với họ.
Trong khi đó, binh sỹ ARVN sẽ tuần tra dọc theo các đơn vị
lính thủy đánh bộ và bộ binh đang đánh nhau với đối phương. Một cựu chiến binh
Mỹ thời Chiến tranh Việt Nam là James “Doc” Kirkpatrick tuyên bố: “Một số đơn vị
VNCH sẽ chần chừ và tiến chậm như con ốc sên. Còn hầu hết các đơn vị khác thì
không làm cái “shit” gì cả”.
James “Doc” Kirkpatrick phục vụ ở Việt Nam trong vai trò
nhân viên quân y tại căn cứ hỏa lực đồi 310 với Đại đội Bravo, tiểu đoàn 1 lữ
đoàn 7 Thủy quân lục chiến từ 1968 đến 1969. Kirkpatrick đã có những cách tiếp
cận tiêu cực với binh sỹ VNCH hơn là ông muốn nhớ đến.
Trong khi Quân đội Nhân dân Việt Nam kiên định chiến đấu chống
lại lực lượng Mỹ, quân đội VNCH thường do dự trong các cuộc đụng độ và bỏ cả
súng để chạy trốn khỏi khu vực trước khi chiến đấu.
Những hành động này khiến lực lượng Mỹ cực kỳ buồn nản, dẫn
đến làm giảm đi sự tôn trọng của họ với những đồng minh VNCH.
Nhiều cựu chiến binh Mỹ đã không rõ mục đích thực sự của người
Nam Việt Nam là gì trong cuộc chiến sau khi tận mắt chứng kiến sự thiếu nỗ lực
của VNCH so với quyết tâm chiến đấu của Quân giải phóng.
Doc Kirkpatrick tin rằng VNCH đã không có đủ sự lo lắng - hoặc
là đã không được trang bị đủ tốt để chiến đấu với kẻ thù. Vì thế người Mỹ đã bỏ
gánh nặng khỏi vai họ.
Trên đây là bài viết đăng trên Wearethemighty - một chuyên
trang tin tức về quân đội Mỹ.
Nội dung của bài viết này nói lên góc nhìn của không ít cựu
sĩ quan và binh lính Mỹ về quân đội VNCH. Tất nhiên cũng xin nói rõ là đây
không phải là đại diện quan điểm của toàn bộ các cựu chiến binh Mỹ từng tham
chiến ở Việt Nam. Đôi khi cũng có những người khác đánh giá cao một vài nhân vật
hoặc đơn vị của VNCH. Bởi vì thực tế là không phải tất cả các đơn vị và các
binh sỹ của VNCH đều giống như mô tả ở trên. Trong quân đội VNCH có không ít những
tướng tá và đơn vị rất hung hăng dữ dằn trên chiến trường. Do vậy, cách giải
thích của ông Doc Kirkpatrick rằng vì quân đội VNCH thiếu quyết tâm chiến đấu
khiến Mỹ nản lòng mà bỏ gánh nặng, có vẻ chỉ là sự đổ lỗi cho kẻ khác để biện
minh mà thôi.
Điều mà ta cần lưu ý khi đọc bài báo này, không phải là để
chê cười quân đội VNCH bất tài vô dụng mà điều quan trọng thuộc về bản chất là
chúng ta phải thấy rằng chính vì ngay từ đầu Mỹ và VNCH đã ở vào thế phi nghĩa.
Vì ở thế phi nghĩa cho nên nhiều binh sỹ trong quân đội VNCH không có mục đích
và lý tưởng chiến đấu. Điều đó giải thích một phần cho sự chần chừ và luôn bỏ
chạy trước khi chiến đấu của một số đơn vị được nói trong bài báo ở trên. Đối với
cựu binh Mỹ, có lẽ thay vì trách móc những “đối tác Nam Việt”, họ nên rút ra
bài học sâu sắc về sự chi phối của tính chất chính nghĩa hay phi nghĩa mạnh như
thế nào đến một cuộc chiến tranh.
Lấy lòng VN anh Mỹ tự nhận chiến tranh VN là phi nghĩa ấy mà....
ReplyDelete