Icon

Hồ Sơ

Hồ Sơ

25 February 2018

Cựu binh TQ thời đánh VN: Không ngờ còn có thể sống đến nay

10 năm chiến tranh với Việt Nam, từ 1979 đến 1989, vô số trai gái anh hùng máu chảy sa trường. Cuộc chiến kết thúc đến nay đã gần 30 năm, những cựu binh từng trải qua cuộc chiến tranh đó, giờ đây cũng đã từ thanh niên máu nóng trở thành những người tóc bạc. Cùng với bộ phim “Phương Hoa” đang nổi danh toàn quốc, đã gợi lại vô số những kỷ niệm, đặc biệt của những cựu binh từng tham gia cuộc chiến đó.



Ai đã xem qua các đề tài điện ảnh như “Chiến dịch Lão Sơn” đều thấy, trong đề tài chiến tranh dĩ vãng, tình huống tác chiến của quân ta luôn là thượng cấp hoạch định chiến lược, chiến sĩ ở tiền tuyến sĩ khí cao ngất, trong toàn bộ hành động chỉ huy tác chiến luôn linh hoạt biến hóa, lại rất có thứ tự. Nhưng trong phim “Phương Hoa” lại xuất hiện tình trạng quân ta vừa bắt đầu đã bị đánh cho kinh hoàng thất thố, tan nát đội ngũ, vậy thực sự cuộc chiến Trung Việt rút cục là như thế nào? Tác giả đã đích thân phỏng vấn một vị cựu binh từng tham gia chiến dịch Lão Sơn, từ lời kể của ông, chúng ta biết một số điều trên chiến trường mà không thể nào tìm thấy trong sách vở.


Người cựu binh họ Trần, năm đó 18 tuổi nhập ngũ, năm nay 55 tuổi, thời gian tham gia cuộc chiến tranh với Việt Nam là một lính đã có 3 năm tuổi quân. Vị lão binh nhớ lại, trong trận chiến năm đó, mắt ông nhìn thấy vô số chiến hữu ở bên cạnh ngã xuống, trong lòng hoảng sợ. Ông nói rằng khi đó là lính thông tin, trong chiến dịch Lão Sơn có tham gia, những gì đã diễn ra thực sự tệ hơn nhiều so với điện ảnh. Bầu trời đêm bị hỏa tiễn và đạn pháo làm sáng như ban ngày, rất nhiều chiến hữu của ông Trần đã hy sinh, có người là tân binh mới nhập ngũ chỉ vài tháng đã ra trận, họ cái gì cũng không hiểu.

Tác giả đặt câu hỏi: Năm đó vũ khí trang bị của chúng ta như thế nào? Súng trường Type-56 của chúng ta sử dụng có tốt không?


Cựu binh Trần: Khi đó vũ khí của chúng ta so với người Việt Nam có cách biệt, vẫn còn rất nhiều vũ khí từ thời chiến tranh giải phóng (tức cuộc chiến với Quốc Dân Đảng cuối những năm 1940 - Mõ chú thích).  Súng trường tự động Type56 đầu ruồi không chuẩn, cự ly ngoài 120m là bắn không chuẩn rồi, nhưng trong tác chiến rừng rậm, đa phần đánh gần cho nên vẫn còn thích hợp. Mỗi tiểu đội chỉ có tiểu đội trưởng có, các chiến sĩ khác đều là súng trường bán tự động.


Trang bị của người Việt so với chúng ta nhiều hơn, những thứ đó đều là những thứ ban đầu chúng ta viện trợ họ, họ còn đem cả bao gạo ra làm công sự phòng ngự. Binh sỹ Việt Nam số đông đều đã từng đánh nhau với quân Mỹ, kinh nghiệm tác chiến phong phú, vũ khí trang bị có cả những thứ chiến lợi phẩm của Mỹ, thêm nữa số lớn là hàng viện trợ của Liên Xô.

Năm đó trên chiến trường ông có hồi hộp hay không?

Cựu binh trần: Lúc đó buổi tối đều ngủ không được, không biết họ lúc nào sẽ đột nhập. Việc bảo vệ lúc đó so với bây giờ không giống nhau, khẩu lệnh cứ một giờ đổi một lần, có khi lúc trước vừa đổi lúc sau lại đổi lại. Tất cả đều là ám tiêu, buổi tối không ai thấy rõ. Người Việt giỏi tập kích, có khi họ tự ngụy trang thành hình giống như những đầu lợn. Buổi tối bạn cơ bản nhìn không ra, còn cho là đầu lợn thật, bước tới là súng nổ.

Họ làm thế nào để ngụy trang thành lợn được?

Cựu binh Trần: Họ giết lợn, đem thân lợn khoét rỗng nhưng giữ lại đầu và tứ chi, từ từ tiến về phía bạn, đến trong tầm bắn hiệu quả liền nổ súng.



Trong phim Phương Hoa chúng ta xem thấy một đội vận tải khi gặp địch nhân tập kích bất ngờ không kịp phòng, đội hình rối loạn, thương vong rất lớn. Vậy trên chiến trường thực sự thế nào?


Cựu binh Trần: Chiến trường thực tế so với cảnh đó còn tệ hơn nhiều, chủ yếu là trên chiến trường rất nhiều tân binh, mới nghe tiếng súng tiếng pháo đã hoảng loạn tâm thần nên khi pháo bắn loạn bốn phía thì học được cái gì (các kỹ năng quân sự và động tác chiến thuật) đều quên sạch sành sanh.

Chiến tranh với Việt Nam, chúng ta đánh nhanh đã tới Hà Nội, tại sao không nhân cơ đánh tới?

Cựu binh Trần: Như vậy không được, ban đầu nhiệm vụ của chúng ta là dạy họ một bài học, không phải chiếm lãnh thổ, đánh tới Hà Nội, tính chất sẽ thay đổi, dư luận quốc tế gây áp lực rất lớn.


Trải qua cuộc chiến này, điều gì khiến ông cảm xúc nhất?


Cựu binh Trần: (cười) không ngờ còn có thể sống đến hôm nay. 


Mõ bàn luận: Lời kể trên đây của cựu chiến binh họ Trần đã phần nào nêu lại sự thực chiến trường. Trong đó ông Trần đã nhắc đến một vấn đề mà nhiều cựu binh ở phía Việt Nam cũng đã kể lại trên báo chí. Đó là thực tế trang bị của quân TQ trong năm 1979 kém hơn quân Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Vấn đề thứ hai là sự dày dạn hơn về kinh nghiệm tác chiến của binh sỹ Việt Nam cũng đã được cựu binh Trần nêu ra và nhấn mạnh. Qua đó cũng giúp chúng ta thấy rằng cuộc chiến 1979 sở dĩ Việt Nam đang đưa chủ lực sang Campuchia nhưng vẫn có thể phòng thủ vững trước cuộc tấn công ồ ạt của quân TQ một phần cũng là vì có trang bị tốt hơn và người sử dụng trang bị cũng tinh thông kinh nghiệm hơn cho nên mới có thể lấy ít chống nhiều.  

2 comments:
bình luận nhận xét bạn đọc
  1. Ad nên để lại tên bài báo dịch hoặc link cho những người quan tâm

    ReplyDelete
  2. Đánh tới HN không có đường về thì bỏ mẹ. Chứ nếu đánh được thì Tàu khựa chúng mày cũng mặc kệ dư luận luôn. Ông Trần nói trên cũng chỉ là lính, sao hiểu được hết những gì lãnh đạo của ổng tính.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.