Icon

Hồ Sơ

Hồ Sơ

05 June 2018

"Trung Quốc ra tay ở Biển Đông quá nhanh"

Tranh luận có nên tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông hay không không còn quan trọng, cần có giải pháp mạnh và dứt khoát, nếu không hậu quả sẽ khủng khiếp."


The Australian ngày 4/6 có bài phân tích "Trung Quốc ghi dấu ấn quyền lực trên Biển Đông quá nhanh". Biên tập viên quốc phòng của The Australian, Paul Maley nhận định:

Vào một ngày đẹp trời của 2 tuần trước, một chiếc máy bay ném bom H-6K đã cất hạ cánh trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam; Trung Quốc nhảy vào tranh chấp và chiếm đóng bất hợp pháp).

Phi hành đoàn gồm 4 người của chiếc H-6K này không ở lâu trên đảo Phú Lâm. Cảnh quay dài 38 giây được chỉnh sửa cẩn thận trước khi đăng lên tài khoản mạng xã hội weibo của Nhân dân Nhật báo.

Tuần trước đó, Bắc Kinh đã bí mật triển khai (bất hợp pháp) một loạt tên lửa hành trình chống tàu ngầm YJ-12B và tên lửa phòng không HQ-9 xuống quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).

YJ-12B có tầm bắn 540 km, có khả năng tấn công bất kỳ chiến hạm nào trên Biển Đông. Các nhà hoạch định chiến lược Australia và Mỹ đã ngay lập tức để ý đến động thái này.

Biên tập viên Paul Maley nhận định, kết hợp 2 sự kiện "nhỏ lẻ" này với nhau sẽ cho ra vấn đề lớn hơn rất nhiều:

Cuộc cạnh tranh về ưu thế trên Biển Đông về cơ bản đã kết thúc.

Bắc Kinh giờ đây đã khống chế được các tuyến hàng hải huyết mạch ở Đông Nam Á, điều tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ — Thái Bình Dương, Đô đốc Philip Davidson mới đây đã thừa nhận.

"Giờ đây Trung Quốc đã có khả năng kiểm soát Biển Đông trong tất cả các kịch bản chiến tranh ngắn hạn với Hoa Kỳ", tướng Philip Davidson đã báo cáo Quốc hội Mỹ trong một phiên điều trần.

Cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã cảnh báo Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với những hậu quả lớn hơn trong tương lai vì quân sự hóa Biển Đông.

Paul Maley cho rằng, điều đáng kinh ngạc trong chuyện này không phải là nó đã xảy ra, mà là nó xảy ra quá nhanh. 

Trong lúc chính quyền Donald Trump còn mải chú ý đến Triều Tiên, hoạt động quân sự hóa Biển Đông quá nhanh đã cung cấp một cảnh báo kịp thời về sự nguy hiểm, nếu để các vấn đề chiến lược phức tạp tiếp tục trôi dạt.

Tham vọng của Trung Quốc đồn trú trên Biển Đông bắt đầu với các bãi đá, hòn đảo và rặng san hô bị quân sự hóa trong 5 năm qua, đầu tiên là bãi Gạc Ma từ tháng 12/2013.

Đến nay, Bắc Kinh đã xây dựng được các đường băng quân sự, nhà chứa máy bay, kho chứa nhiên liệu dưới lòng đất, hầm trú ẩn và hệ thống doanh trại.

Hệ thống ra đa gây nhiễu điện từ cũng đão được triển khai (bất hợp pháp) ở Hoàng Sa, Trường Sa cùng các thiết bị dò tín hiệu tàu ngầm đặt dưới làn nước Biển Đông.

Bước đi tiếp theo của Trung Quốc sẽ là triển khai quân lính đến các đảo nhân tạo, cùng với các phi đội chiến đấu cơ và tên lửa chống hạm cho phép Bắc Kinh tập trận gần như trong toàn bộ phạm vi mặt biển và bầu trời Biển Đông.

Các nhà phân tích tin rằng, sau một thời gian nữa, Trung Quốc sẽ tuyên bố áp đặt một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

Giám đốc Viện Chính sách chiến lược Australia, Peter Jennings cho biết:

"Trong lúc chúng tôi (Australia) đang soạn ra sách trắng quốc phòng của mình, thì Trung Quốc đã quân sự hóa Biển Đông. Nó diễn ra quá nhanh."

Giám đốc Viện An ninh quốc gia, Đại học Canberra, Peter Leahy bình luận:

"Chúng ta thực sự đã rất chậm trễ trong việc nhận thức được họ đã làm gì, và bây giờ Trung Quốc đã vượt qua chúng ta."

Tốc độ quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc tiến hành đã làm cho các cuộc tranh luận cũ trở nên thừa, đồng thời đặt ra những câu hỏi mới về khả năng Australia ứng phó với nhữn thách thức của kỷ nguyên chiến lược mới.

Trong kỷ nguyên này, một nửa tàu ngầm của thế giới sẽ hoạt động trong khu vực vào năm 2030. 

Nó đã làm thay đổi cân bằng quyền lực ở châu Á, làm suy yếu trật tự quốc tế dựa trên quy tắc, cũng như làm giảm tùy chọn của phương Tây trong đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Thượng nghị sĩ Đảng Tự do Australia và là cựu chỉ huy lực lượng quân sự Úc tại Iraq, Jim Molan, cho rằng:

Tranh cãi về việc Australia có nên thực hiện các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Trường Sa, Hoàng Sa hay không đã không còn quan trọng;

Quyền tự do hàng hải của cộng đồng quốc tế trên Biển Đông sẽ được Trung Quốc "cho phép" cho đến khi họ không muốn "cho phép" nữa.

Với Jim Molan, sở dĩ Trung Quốc nhanh chóng thành công trong việc tạo dựng ảnh hưởng ở Biển Đông là vì sự thất bại trong tư duy chiến lược của phương Tây. Ông nói:

"Hành động sớm luôn khó khăn và nguy hiểm, nhưng hậu quả của việc không hành động sớm thì khủng khiếp.

Thái độ của phương Tây phản ánh bản chất đa dạng của liên minh, cộng với thực tế rằng chúng tôi đã từng hy vọng những người khác (Trung Quốc) sẽ thừa nhận luật pháp quốc tế.

Điều này có thể là ngây thơ.

Bài học chiến lược từ vài thập kỷ gần đây có lẽ là, khi sức mạnh quốc gia được sử dụng bởi thành viên phương Tây nào đó, thì nó nên được sử dụng sớm và dứt khoát."

Peter Jennings thì tin rằng, Bắc Kinh đã nhận thức được và khai thác tối đa sự thận trọng bẩm sinh của Tổng thống Barack Obama.
Việc Barack Obama không sẵn sàng can thiệp mạnh mẽ vào Syria, Libya hay Biển Đông đã khuyến khích các đối thủ của Hoa Kỳ ra tay, bao gồm Trung Quốc.

Peter Leahy tin rằng, việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông cho thấy các bên còn lại đã thiếu một tầm nhìn chiến lược lớn về ý đồ thực sự của Bắc Kinh.

Chính phủ Australia đã mua 12 tàu ngầm mới của Pháp trong bối cảnh có những cảnh báo Bắc Kinh đang có những bước tiến mới về quân sự.

Peter Jennings tin rằng chính phủ Australia đã có những lựa chọn đúng đắn cho đến nay, nhưng ông lo ngại an ninh khu vực đang xấu đi khi những gì Canberra đang mua sắm không đủ cung cấp khả năng phòng thủ trong ít nhất một thập kỷ.

Australia không có thời gian để chờ đợi trước khi một số cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng có thể nổ ra.

Nguồn: GDVN

No comments:
bình luận nhận xét bạn đọc

Note: Only a member of this blog may post a comment.