(Mõ Quốc Tế) Trong nhận thức của đại chúng, vũ khí nóng mạnh hơn vũ khí lạnh là điều phổ biến, hơn nữa vũ khí lạnh từ lâu đã bị bỏ ra khỏi các cuộc chiến tranh.
Nhưng ở Trung Quốc lại vẫn có một số lượng nhỏ bộ đội sử dụng những vũ khí lạnh lạc hậu như cung nỏ. Hơn nữa, giá cả của những cung nỏ này lại còn đắt hơn cả súng đạn. Vậy vì sao quân đội Trung Quốc vẫn sử dụng cung nỏ? Cung nỏ trong chiến tranh hiện đại liệu có phát huy được tác dụng hay không?
Nỏ là một loại vũ khí rất mạnh. Thời cổ đại, cung nỏ là vũ
khí quan trọng của cả kỵ binh lẫn bộ binh, có độ chính xác cao, tầm bắn xa, uy
lực mạnh. Nó có thể dùng khi đột phá hình trận và càng hữu dụng khi công thành.
Tuy nhiên hiện nay trên thế giới chỉ có lực lượng tên lửa, cảnh
sát vũ trang và đặc chủng binh của Trung Quốc vẫn sử dụng cung nỏ. Loại cung nỏ
đang trang bị của quân đội TQ hiện nay khác rất xa so với cung nỏ cổ đại. Đây
là những cung nỏ được cải tiến từ các loại cung nỏ cao cấp nhập khẩu, sử dụng vật
liệu tổng hợp, có kính ngắm, tầm bắn từ 180 đến 200m, sức sát thương lớn, độ
chính xác tương đối cao. Giá một cái nỏ quân dụng kiểu này ước chừng 20.000 tệ
nhưng trong 1 khẩu súng Type 95 hoặc Type 03 chỉ có giá chưa đến vài ngàn tệ.
Nỏ quân dụng có tác dụng mà vũ khí nóng khó thay thế được.
So với súng trường phổ thông, nỏ không phát ra lửa hay khói khi bắn. Không những
thế, nỏ quân dụng còn có ưu điểm không gây tiếng động, thậm chí nó còn yên tĩnh
hơn cả súng giảm thanh. Những đặc điểm này khiến nó có thể chấp hành một số nhiệm
vụ đặc thù.
Trong lực lượng tên lửa Trung Quốc, có một bộ phận chuyên
môn bảo vệ tên lửa. Để tránh xảy ra việc trong quá trình tác chiến bảo vệ tên lửa,
đạn bắn vào tên lửa dẫn tới cháy nổ, lực lượng này trang bị một số lượng cung nỏ
nhất định, thông qua sử dụng vũ khí lạnh để giảm nguy cơ cháy nổ.
Tương tự như vậy, cảnh sát vũ trang khi đối mặt với những tội
phạm trên mình buộc thuốc nổ, sử dụng cung nỏ sẽ không gây nổ, có thể tăng cường
tính an toàn trong hoạt động, đồng thời giảm các tổn thất đi kèm. Dựa vào đặc
điểm không gây tiếng động, nỏ quân dụng trong quá trình tác chiến của lực lượng
đặc biệt cũng có ý nghĩa, có thể giúp binh sỹ đặc chủng hạn chế tối đa tiếng động,
nâng cao tính bí mật trong hành động tác chiến, từ đó tăng cường tỉ lệ thành
công của nhiệm vụ.
Do những lý do như vậy nên vũ khí nóng cũng không tuyệt đối
phủ định vũ khí lạnh, chí ít trong một số lĩnh vực đặc thù, vũ khí lạnh vẫn có
đất dụng võ.
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.