Mọi người đều biết, bộ đội Việt Nam được rèn luyện trong chiến tranh lâu dài sau Thế chiến thứ 2 cho nên sức chiến đấu rất mạnh. Nhưng nói tới quân đội Việt Nam, trước hết bạn nghĩ tới điều gì?
Đó chính là Đặc công Việt Nam. Được biết Đặc công Việt Nam
là một binh chủng trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Biên chế tối đa của lực lượng
này hiện nay là cấp Lữ đoàn, mỗi lữ đoàn biên chế 1600 người, bên dưới chia ra
3 tiểu đoàn đặc công và các đại đội trực thuộc gồm trinh sát, hỏa lực, quân
y... Mỗi tiểu đoàn biên chế hơn 400 người, gồm 3 đại đội đặc công và các trung
đội hỏa lực, trinh sát, thông tin... Mỗi đại đội biên chế hơn 100 người, gồm 3
trung đội. Mỗi trung đội có 3 tiểu đội. Tiểu đội là đơn vị cơ bản của Đặc công
Việt Nam khi chấp hành nhiệm vụ chiến đấu.
Trang bị của Đặc công Việt Nam cũng rất đặc biệt, chủ yếu gồm
có pháo không giật 82mm, súng cối 82mm, súng cối 60mm, súng chống tăng, súng
phóng lựu, súng trường hạng nhẹ, súng trường xung phong, các loại lựu đạn cầm
tay và địa lôi cùng các thiết bị liên lạc vô tuyến và hữu tuyến.
Biên chế bộ đội Đặc công Việt Nam linh hoạt, hiệu quả cao và
tinh gọn. Họ chú trọng độc lập chỉ huy, độc lập hành động, trong chiến đấu thường
không có liên lạc và hỗ trợ từ cấp trên, cũng không hỗ trợ lẫn nhau, các đơn vị
chiến đấu tự làm là chính, tự chiến đấu, tự rút lui sau khi hoàn thành nhiệm vụ,
có năng lực tác chiến độc lập cực mạnh. Hành tung của họ bất định, năng lực
sinh tồn rất cao.
Thủ đoạn chiến thuật
Đặc công Việt Nam qua thời gian dài chiến tranh rèn rũa, đã
tổng kết ra một số thủ đoạn chiến thuật đặc sắc, khiến cho chiến thuật của họ đạt
tới tiêu chuẩn cực cao. Những thủ đoạn chiến thuật này chủ yếu gồm có:
Tập: Tức là dùng các phương thức kỳ tập, thâu tập, bôn tập,
xuất kỳ bất ý mà tấn công đối phương và lấy việc đánh khi địch không phòng ngự,
trong nguy hiểm mà giành chiến thắng.
Biến: tức là trong chỗ nguy hiểm hoặc tình huống bất lợi,
nhanh chóng cởi bỏ quân trang, chôn giấu súng đạn, hóa chỉnh vi linh, hóa quân
vi dân; hoặc là ngụy trang thành binh lính đối phương để thoát thân.
Lưu: Tức là sau khi mục tiêu bộc lộ hoặc là ý định tác chiến
bị tiết lộ, bộ đội quyết không ham chiến mà nhanh chóng phân tán, lợi dụng địa
hình và điều kiện thời tiết có lợi để biến mất, đợi đến ngày khác lại chiến đấu.
Biển: Tức là trong tình huống không có hy vọng giành thắng lợi
thì giả vờ bị thương hoặc bị chết, thậm chí đầu hàng, một khi đối phương không
phòng bị sẽ hành động hy vọng một đòn đắc thủ, chuyển bại thành thắng. Ngụy
trang là màn kịch tuyệt hảo của Đặc công Việt Nam.
Xuất kỳ bất ý, công khi bất phòng
Để đạt được yếu tố bất ngờ trong chiến đấu, Đặc công Việt
Nam ngoài lợi dụng các điều kiện thời tiết như đêm tối, sương mù, mưa gió và
các địa hình phức tạp, còn rất chú trọng ngụy trang. Khi họ tiềm nhập vào khu vực
của địch, thường hóa trang thành quân nhân đối phương hoặc là dân cư địa
phương, sử dụng ngôn ngữ nước địch, xuất hiện ở sâu trong hậu phương đối phương
một cách tài tình, tấn công vào chỗ yếu hại của địch hoặc thu thập tình báo.
Đúng như lời một chuyên gia chiến tranh rừng rậm thuộc lực
lượng đặc biệt Mỹ từng nói: “Ở Việt Nam, nếu trong núi cao rừng rậm gặp một người
Việt Nam cởi trần, mặt mũi bẩn thỉu, tóc tai bù xù, chân chần không giày dép
thì bạn phải hết sức chú ý đừng khinh suất, nếu không khi bạn quay đầu đi, bạn
sẽ bị ăn một viên đạn từ phía sau hoặc bị một nhát dao găm, họ là những con tắc
kè rừng rậm khiến người ta sợ hãi”.
Xem thêm:
Điều mà Mạng TQ ko " lý giải" được vì sao họ và bất kỳ kẻ xâm lược nào đều phải sợ Đặc công VN nằm ở chỗ họ là kẻ cướp nên ko có chỗ dung thân trên đất VN,từng tấc đất, từng ngọn cỏ đều chô gs lại họ, đings như câu: rừng che bộ đội rừng vây quân thù...
ReplyDelete