Mặc dù trình độ vũ trang của quân đội Trung Quốc càng ngày càng hiện đại nhưng vẫn có một số đơn vị, binh sỹ khi làm nhiệm vụ lưng dắt đơn đao như phim kiếm hiệp.
Trong thời kháng chiến chống Nhật, Trung Quốc vẫn là một nước lạc hậu, không chỉ vì thiếu vũ khí hiện đại mà ngay cả đạn dược dùng cho chiến đấu cũng thiếu thốn. Tình cảnh đó khiến Trung Quốc thường rơi vào bị động, hễ không có đạn hoặc lựu đạn thì phải đánh với người Nhật trong một cuộc cận chiến. Đối mặt với lính Nhật thành thục kỹ năng đâm lê, người Trung Quốc lựa chọn đại đao. Khi đó, binh sỹ Trung Quốc ai ai cũng đều mang đao, so với lưỡi lê của Nhật, đại đao sử dụng linh hoạt hơn cho nên loại vũ khí này cũng khiến nhiều lính Nhật sợ hãi.
Trong thời kháng chiến chống Nhật, Trung Quốc vẫn là một nước lạc hậu, không chỉ vì thiếu vũ khí hiện đại mà ngay cả đạn dược dùng cho chiến đấu cũng thiếu thốn. Tình cảnh đó khiến Trung Quốc thường rơi vào bị động, hễ không có đạn hoặc lựu đạn thì phải đánh với người Nhật trong một cuộc cận chiến. Đối mặt với lính Nhật thành thục kỹ năng đâm lê, người Trung Quốc lựa chọn đại đao. Khi đó, binh sỹ Trung Quốc ai ai cũng đều mang đao, so với lưỡi lê của Nhật, đại đao sử dụng linh hoạt hơn cho nên loại vũ khí này cũng khiến nhiều lính Nhật sợ hãi.
Thực tế là đại đao cũng chỉ là một loại vũ khí tương đối có
lợi vào thời điểm đó mà thôi. Bởi vì điều kiện có hạn cho nên binh sỹ Trung Quốc
chỉ còn cách mang nó để phòng thân hoặc tiến công. Sau đó, những vũ khí tiên tiến
hơn trở nên phổ biến, chẳng hạn súng ngắn. Súng ngắn có ưu thế rất lớn khi tiến
công cự ly gần, không những thể tích nhỏ tiện cho binh sỹ mang theo mà còn có
thể sử dụng linh hoạt hơn. Tuy nhiên từ những bức ảnh bên trên có thể thấy một
đơn vị đặc chủng của Trung Quốc vẫn dắt đại đao trên người khiến người ta không
rét mà run. Loại vũ khí này so với điều kiện chiến trường hiện đại đã không còn
phù hợp chút nào nhưng vì sao nó vẫn được sử dụng?
Chúng ta biết rằng bộ đội đặc chủng (tức là lực lượng đặc biệt,
tương đương như đặc công của Việt Nam) luôn là lực lượng được đặc biệt coi trọng
ở các nước. Họ đều là những binh sỹ tinh nhuệ tổ chức thành để thực hiện những
nhiệm vụ khó khăn nặng nề. Hơn nữa, khi thực hành nhiệm vụ, họ không ồn ào giống
như bộ đội chính quy mà thường là xuất quỷ nhập thần, khiến người khác không thấy
tung tích. Ngoài ra họ còn cực kỳ giỏi nhiệm vụ đột nhập, vào ra không có tiếng
động để đánh địch một đòn chí mạng.
Mặc dù bản lĩnh của họ cực cao nhưng cũng khó tránh được việc
ngẫu nhiên chạm trán quân địch, hoặc là phát sinh sự việc bất ngờ. Nếu lúc ấy sử
dụng súng thì không những bộc lộ bản thân mà còn thu hút càng nhiều quân địch
kéo tới, bản thân sẽ không có cơ hội thoát thân. Do vậy trên lĩnh vực cận chiến,
cơ bản các nước trang bị cho binh sỹ những loại dao quân dụng sắc bén, có thể
dùng phòng thân và tấn công không gây động. Tuy nhiên so với đại đao, dao quân
dụng có điểm yếu hơn. Đại đao không chỉ sử dụng tốt hơn mà còn có uy lực hơn
nhiều.
Dù vậy, bất cứ vũ khí nào cũng có hai mặt ưu điểm và nhược
điểm. Đại đao cũng có nhược điểm là không thích hợp với chiến trường hiện nay,
cho nên thường chỉ có những bộ đội đặc chủng khi làm nhiệm vụ đặc thù với cần
trang bị. Mang đại đao cũng giúp binh sỹ thích ứng với hoàn cảnh dã ngoại, chẳng
hạn trên đường gặp các loại cỏ cây rậm rạp có thể dùng đại đao phát đường giúp
cho bước chân hành quân nhanh hơn.
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.