Dưới bối cảnh tình hình Biển Đông yên tĩnh, một tờ báo Việt Nam đăng một tin đáng chú ý: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ngày 3/10 công bố số liệu, 9 tháng đầu năm đã khai thác dầu khí đạt sản lượng 19,01 triệu tấn, đạt 73,6% kế hoạch cả năm. Bất kể là khai thác trong nước hay khai thác ở nước ngoài, sản lượng khai thác này đã vượt mức kế hoạch.
Tin vui này của Tập đoàn dầu khí Việt có ý nghĩa quà tặng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam hôm 3/10 chủ trì hội nghị chính phủ 9 tháng đã yêu cầu các lãnh đạo bộ ngành không ngừng theo sát việc triển khai các nhiệm vụ chính trị quan trọng vào thực tế, nỗ lực thực hiện thắng lợi kế hoạch cả năm 2017. Trong đó sợ rằng khai thác dầu khí cũng là một bộ phận của kế hoạch này. Đương nhiên, Việt Nam sẽ tổ chức hội nghị cấp cao APEC vào tháng 11, là một hoạt động ngoại giao rất quan trọng của nửa cuối năm nay. Do vậy, Việt Nam cũng có thể sẽ đem thành quả này ra trưng bày cho bên ngoài.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam còn cho biết, hoạt động kinh doanh đầu tư của tập đoàn này có yếu tố quan hệ mật thiết phối hợp với việc tăng cường chủ quyền Việt Nam. Trong đó, “tăng cường chủ quyền Việt Nam”, câu này khiến hoạt động khai thác dầu có ý nghĩa chính trị đặc thù. Thực tế, trong 30 năm qua, Việt Nam đã liên tục khai thác dầu khí ở Biển Đông. Từ 2000 trở đi, Việt Nam thông qua khai thác dầu khí Biển Đông đã từ một nước nhập khẩu dầu trở thành một nước xuất khẩu dầu. Có số liệu thống kê cho thấy, dầu khí Biển Đông đã thành trụ cột số 1 của kinh tế Việt Nam, chiếm 30% tổng sản lượng quốc nội (GDP).
Nếu hoạt động khai thác dầu trong các vùng biển xung quanh đất nước, quốc tế cũng không có gì nói. Nhưng Việt Nam đã chia Biển Đông thành gần 200 lô, một bộ phận rất lớn nằm ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Dưới tình huống tranh chấp Biển Đông chưa thể giải quyết, Việt Nam khai thác dầu nằm trong ý nghĩa nhằm làm cho các nước bên ngoài thừa nhận chủ quyền của mình.
Thêm nữa, Việt Nam cũng không phải là khai thác đơn độc ở Biển Đông mà hợp tác khai thác cùng với các công ty nước ngoài. Điều này khiến vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa các nước ban đầu lại tăng thêm các nhân tố biến đổi mới. Thậm chí có thể sẽ bị quốc tế hóa. Ví dụ, tháng 6 năm nay, Việt Nam hợp tác với công ty năng lượng Talisman-Vietnam khai thác dầu ở lô 136 (Trung Quốc gọi là khu Vạn An Bắc 21). Điều này dẫn tới việc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc Phạm Trường Long rút ngắn chuyến thăm Việt Nam.
Cục diện Biển Đông ổn định, Trung Quốc cũng không mong muốn vì Việt Nam mà thay đổi cục diện làm tình hình nóng lên. Thêm nữa hiệp nghị kiểm soát bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng tạo không khí thuận lợi cho việc khai thác dầu của Việt Nam. Vì vậy, việc Việt Nam có thể khai thác dầu vượt mức kế hoạch cũng không khó lý giải.
Theo Duoweinews
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.