Với tất cả các phương tiện truyền thông vây quanh chuyến
thăm của Donald Trump đến Việt Nam tuần này, mọi người nên được tha thứ khi nghĩ rằng ông là lãnh đạo thế giới duy nhất
đến dự hội nghị APEC ở Đà Nẵng. Chủ tịch tái cử của Trung Quốc Tập Cận Bình và
Tổng thống Nga Putin cũng sẽ xuất hiện. Khả năng thảo luận bên lề giữa Putin và
Trumnp là một nguồn tin còn gây nhiều suy đoán nhưng các lãnh đạo của nước chủ
nhà sẽ hy vọng gặp gỡ riêng với Tổng thống Nga.
Việt Nam vẫn là đồng minh đáng tin cậy nhất của Nga ở Đông
Nam Á dù cho có nhiều ý kiến đã cho rằng Moscow đã bỏ qua khu vực này hàng thập
kỷ. Năm 2010, Putin đã ban hành một chính sách mới mà ông gọi là “chuyển hướng
sang phía Đông”, một chính sách cạnh tranh với chiến lược “xoay trục châu Á” của
Mỹ. Nhưng ngay lập tức, Trung Quốc là trọng tâm của chính sách này. Sau đó sự
chú ý nhiều hơn được đặt vào Nhật Bản và Ấn Độ khi Moscow nhận ra họ có thể bước
vào một mối quan hệ đối tác không cân bằng với Bắc Kinh - đặc biệt là Nga trở
thành một đối tác yếu hơn.
Tuy nhiên Đông Nam Á là một ý tưởng đến sau. Mọi việc đã
không thực sự tiến triển từ đầu thập kỷ này. Tuy nhiên Nga ít nhất đã tham dự
các sự kiện đa phương của châu Á, như hội nghị cấp cao thường niên APEC và hội
nghị cấp cao ASEAN. Quan hệ song phương tuy vậy Nga cũng mong muốn. Việt Nam được
cho là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có quan hệ song phương mạnh mẽ với Nga.
Trong một bài báo năm 2014, Putin viết: “Quan hệ hữu nghị
Nga-Việt đã đứng vững qua thử thách thời gian, đã tồn tại qua nhiều sự kiện bi
thảm của thế kỷ 20”. Cứ cho là như vậy, quan hệ hai nước là lịch sử khi các
lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhắc nhở chúng ta với lễ kỷ niệm 100 năm
cách mạng tháng 10 Nga. Tuy nhiên hôm nay, Nga có nguy cơ dựa vào quá khứ chứ
không phải hiện tại để định nghĩa quan hệ của họ với Việt Nam. Đơn giản hơn, họ
có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.
Thương mại
Vấn đề của Moscow là Việt Nam bây giờ cũng là một trong các
đồng minh gần gũi của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trở
thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Đông Nam Á thăm ông Trump trong Nhà Trắng hôi
tháng 5. Ở đó, ông cam kết chấm dứt thâm hụt thương mại lớn với Mỹ với việc ký
các hợp đồng mới trị giá 17 tỷ USD.
Hầu hết các hợp đồng là Việt Nam nhập khẩu nhiều hàng hóa và
công nghệ từ Mỹ. Điều này cũng báo trước cho quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Việt
Nam gia tăng. Nhưng sẽ là mạo hiểm cho Nga nếu muốn tăng cường quan hệ thương mại
với Hà Nội.
Tháng 6, trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch Việt
Nam Trần Đại Quang đến Moscow, ông và ông Putin đã đồng ý tăng cường trao đổi
thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2020. Đây là một mục tiêu có thể đạt
được khi gần đây trao đổi thương mại hai nước đã đạt 7 tỷ USD. Để so sánh
thương mại Việt-Mỹ đạt 52 tỷ USD năm ngoái.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev năm 2015 nói rằng kim ngạch
thương mại đã tăng gần 20% mỗi năm rtong 5 năm qua. Điều này được mong đợi sẽ
tăng tiếp trong các năm tiếp theo sau khi Việt Nam đã ký thỏa thuận tự do
thương mại (FTA) với Liên minh kinh tế Á Âu (EEU) năm ngoái.
Việt Nam cũng là nước đầu tiên đồng ý một FTA với khối EEU gồm
5 nước Á Âu này. Nga hy vọng thu hút thêm các nước Đông Nam Á khác, đặc biệt là
Singapore, ký thỏa thuận tương tự trong tương lai.
Nói công bằng thì Nga và Mỹ nhắm mục tiêu vào các khu vực
khác nhau trong nền kinh tế Việt Nam. Nga đã có vai chính trong công nghiệp
năng lượng. Tập đoàn Năng lượng nguyên tử nhà nước Nga Rosatom đã thắng một hợp
đồng xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Việt Nam vào năm 2012.
Vietsopetro, một liên doanh Việt Nga, đã sản xuất 1/3 lượng dầu thô khai thác từ
Việt Nam. Nga cũng đầu tư mạnh vào công nghiệp đạn dược Việt Nam.
Hầu hết vũ khí Việt Nam và pháo binh là sản phẩm Nga, dù
Trung Quốc và Mỹ cũng đang dần dần trở thành quan trọng trong lĩnh vực này. Quả
thực, quyết định của chính quyền Obama năm ngoái gỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt
Nam đã tạo ra các cơ hội mới cho các nhà sản xuất Mỹ.
Nhưng Nga cũng phải chịu rủi ro có thể bị thua trong cạnh
tranh với các thành viên Á Âu. Kazakhstan, một thành viên EEU, muốn trở thành một
trung tâm mà thông qua đó hàng Việt Nam được chuyển vào châu Âu. Điều này quan
trọng cho Hà Nội khi xem xét đàm phán ký kết FTA với EU.
Đại diện của Kazakhstan, Việt Nam, Trung Quốc đã gặp nhau hồi
tháng 3 để thảo luận về khả năng mở rộng một mạng đường sắt từ thành phố Hồ Chí
Minh qua Liên Vân Cảng và đi vào Kazakhstan. Nếu tuyến đường vận tải này chứng
minh hiệu quả, Nga sẽ biến mất khỏi bức tranh. Và đây là một dấu hiệu khác của
sự gia tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở Á Âu - nơi mà Nga xem là sân sau của
họ.
Bên ngoài kinh tế?
Trung tâm Nghiên cứu Pew, đã công bố một điều tra xã hội học
hồi tháng 8 về các quốc gia khác nhau đánh giá về Nga và Putin như thế nào. Kết
quả chỉ ra rằng hình tượng Nga hấp dẫn ở Việt Nam hơn bất kỳ nơi nào khác được
khảo sát. Người Việt nghĩ Putin làm tốt trên vũ đài thế giới nhưng Moscow khá
trầm lắng trong các vấn đề Đông Nam Á.
Năm 2014, Putin đã thảo một bài báo có tựa đề “Nga-Việt:
Cùng nhau vì các mục tiêu hợp tác mới”, trong đó trình bày ra một cái khung cho
hợp tác hai nước. Đã có một số cuộc nói chuyện về hợp tác xã hội, chẳng hạn
tăng cường y tế và giáo dục, nhưng Nga không hậu thuẫn Việt Nam trong sự phản
kháng lại những hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông - điều mà Hà Nội lo ngại
nhất.
Kremlin đã thường im lặng về điều này. Khi được hỏi, họ thường
trả lời họ muốn một cách giải quyết ngoại giao. Khoảnh khắc hiếm hoi họ nói thẳng
là khi Ngoại trưởng Sergey Lavrov nói hồi tháng 4 năm ngoái rằng: ông hy vọng
thấy một giải pháp không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên thứ ba hoặc bất kỳ nỗ
lực nào để quốc tế hóa các tranh chấp này. Lavrov tiếp tục nói rằng các bên
không yêu sách nên “dừng can dự” và ngừng sử dụng tranh chấp cho các “lợi thế địa
chính trị của bản thân”.
Các bình luận này, không nghi ngờ gì, chính là ám chỉ vào Mỹ
vì khi đó Chính quyền Obama đã kiên quyết hậu thuẫn các bên yêu sách đối thủ của
Trung Quốc như Việt Nam. Anton Tsvetov - một học giả tại một tổ chức nghiên cứu
đã viết trên tờ The Diplomat vào thời điểm ấy rằng quan hệ đối tác Nga-Trung
đang nổi lên có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt-Nga. Đây là điều người
Việt Nam thỉnh thoảng vẫn lo ngại. Nhưng như Tsvetov nhấn mạnh, bình luận của
Lavrov được hiểu rằng vì lập trường chính sách đối ngoại của Moscow là không
can thiệp vào các vấn đề của nước khác.
Biển Đông là chủ đề đã được thảo luận khi ông Trần Đại Quang
gặp ông Putin ở Moscow mấy tháng trước. Nó có thể cũng được nói lại khi Putin
thăm Đà Nẵng tuần này. Nhưng nếu các lãnh đạo Việt Nam hy vọng đảm bảo sự ủng hộ
của Putin để chống lại Trung Quốc trong tuần này thì họ sẽ có thể nhận lấy sự
thất vọng. Nga có thể đã có quan hệ địa chính trị với Việt Nam trong thế kỷ trước.
Nga thậm chí đã bảo vệ chủ quyền Việt Nam khi các nước khác định cố gắng chiếm
đoạt. Nhưng điều đó không phải là ngày nay.
Theo Forbes
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.