Mỹ là siêu cường quân sự hàng đầu thế giới nhưng nói về lĩnh
vực tên lửa, đặc biệt là tên lửa chống hạm thì có vẻ kém hơn Liên Xô và Nga.
Thời Thế chiến II, phương pháp tấn công một tàu chiến có 3
cách: dùng ngư lôi từ tàu ngầm, oanh tạc bằng máy bay và bắn bằng pháo hạm. Ba
phương pháp này đều có nhược điểm: ngư lôi thì tầm bắn ngắn, điều kiện sử dụng
hạn chế, oanh tạc thì độ chính xác kém và khiến máy bay gặp nguy hiểm cao còn pháo
hạm thì không thể nào bắn các mục tiêu ở xa. Do vậy nâng cao tầm bắn và tính
chính xác trong tác chiến chống hạm ngày càng được đặt ra cấp thiết.
![]() |
Tên lửa V-1 |
Sau Thế chiến II, tên lửa V-1 của Đức đã khiến hai nước Mỹ
Xô tỏa sáng. Sau khi chiến tranh kết thúc, các tư liệu kỹ thuật và bản vẽ liên
quan đến việc chế tạo tên lửa của Đức được chuyển về Liên Xô còn các chuyên gia
nghiên cứu chế tạo thì bị bắt đến Mỹ. Hai nước Mỹ Xô đã độc lập nghiên cứu chế
tạo các loại vũ khí dựa trên tên lửa V-1. Từ đó đưa đến việc thế hệ tên lửa chống
hạm đầu tiên của hai nước ra đời, đồng thời định hình vóc dáng của tên lửa chống
hạm hiện đại.
Nhưng nếu nói về tên lửa chống hạm sớm nhất, lại không phải
đến từ Mỹ Xô, mà là RB-315 của Thụy Điển. Quả tên lửa đó chế tạo năm 1946, năm
1958 trang bị, sử dụng phương thức dẫn đường bằng vô tuyến điện. Nhưng loại tên
lửa chống hạm này cần nhân viên điều khiển trong toàn bộ hành trình. Có nghĩa
là nó không hoàn toàn là một tên lửa chống hạm mà có lẽ chỉ là một quả bom có
điều khiển.
Quả tên lửa chống hạm đúng nghĩa đầu tiên là SS-N-1. Quả tên
lửa này tầm bắn 80 km, đạt tốc độ Mach 0,9, độ cao hành trình từ 300 đến 3000m,
đầu đạn nặng 730 kg. Nó được dẫn đường bằng cả quỹ đạo và radar chủ động. Động
lực của tên lửa là nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin.
Trước khi phóng, radar trên hạm cung cấp tham số tọa độ và
tham số vận động của mục tiêu, hệ thống kiểm soát hỏa lực sẽ tính toán góc bắn
và hướng bắn tốt nhất. Sau khi bắn, nhiên liệu rắn đẩy tên lửa đạt đến một độ
cao nhất định thì động cơ tên lửa hoạt động. Khi đến cách mục tiêu một cự ly nhất
định, radar chủ động của tên lửa sẽ hoạt động để sục sạo và khóa mục tiêu và
công kích.
Quả tên lửa này định hình kết cấu cơ bản của tên lửa chống hạm
hiện đại. Sau này các nước khác phát triển tên lửa chống hạm, ngoài việc nâng cấp
các tính năng ra thì không có đột phá nào về kết cấu so với quả tên lửa này của
Liên Xô.
SS-N-1 tuy chế tạo thành công nhưng hạn chế vì điều kiện kỹ
thuật đương thời nên cồng kềnh: dài 7,6m, đường kính 0,9m, nặng 3 tấn; tốc độ
bay chậm, đường bay đơn giản, khả năng kiểm soát hệ thống động lực kém, độ
chính xác không cao, không thể uy hiếp các tàu mặt nước có năng lực phòng ngự.
Đồng thời gian đó, Hoa Kỳ cũng chế tạo một tên lửa chống hạm
có trình độ kỹ thuật tương tự nhưng vì độ tin cậy và tính thực dụng không cao
nên không được coi trọng. Thêm nữa sau Thế chiến II, Hoa Kỳ có địa vị hải quân
mạnh nhất toàn cầu cho nên chỉ cần dùng máy bay trên hạm là đủ đánh chìm bất kỳ
tàu chiến của quốc gia nào.
Hơn nữa Mỹ cho rằng đem tiền bạc vào việc đối phó với lục
quân Liên Xô và mối uy hiếp vũ khí hạt nhân là bức thiết hơn cho nên không có hứng
thú với việc phát triển tên lửa chống hạm. Bởi vậy việc phát triển tên lửa chống
hạm của Mỹ từ đó bắt đầu đình trệ.
Trong khi đó Liên Xô thì ngược lại, mối uy hiếp lớn nhất của
họ đến từ biển, ý nghĩ dùng 1 quả tên lửa đánh chìm một tàu mặt nước cỡ lớn thật
là hứng thú, cho nên trên cơ sở SS-N-1 họ lại tiếp tục tăng cường nghiên cứu
thêm, tạo ra tên lửa chống hạm tiên tiến hơn là SS-N-2.
SS-N-2 (tức tên lửa P-15) có tầm bắn 40 km, tốc độ Mach 0,9,
độ cao hành trình 100 đến 300m, trọng lượng (2,5 tấn) và thể tích so với SS-N-1
đã giảm. Nó sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, đầu đạn nặng 450 kg và ngòi nổ kiểu
chạm nổ.
Trước khi phóng, hệ thống kiểm soát hỏa lực trên tàu căn cứ
vào tham số mục tiêu do radar trên hạm thu được, kết hợp với tham số về gió
trên biển để tính toán. So với SS-N-1, SS-N-2 tiến bộ lớn nhất là nâng cao tính
năng điều khiển trên hành trình bay. Tăng cường khả năng lái tự động, đồng hồ độ
cao vô tuyến.
SS-N-2 thực chiến rất tốt, trong cuộc chiến Trung Đông lần 2
năm 1967, Ai Cập đã bắn 2 quả tên lửa loại này đánh chìm một tàu Israel.
Theo Sina
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.