Trong khi thường đóng vai người mềm dẻo trước các láng giềng lớn hơn, hành động cân bằng của
Viêng Chăn khôn khéo hơn những điều mọi người nhìn thấy.
Với dân số 6,7 triệu người, nước Lào bị đóng trong nội địa
không có biển thường bị đóng vai như một nạn nhân thụ động của chủ nghĩa bành
trướng lộn xộn Trung Quốc. Nước Lào cũng giàu tài nguyên khoáng sản thô mà người
láng giềng khổng lồ của nó thèm khát và là một chặng dừng chân trên đường đến
Thái Lan và các quốc gia thịnh vượng hơn của Đông Nam Á lục địa.
Các đường ray đã hướng về trước với 414 km đương sắt Côn
Minh - Viêng Chăn, Trung Quốc giờ đây có vẻ muốn chọc một cái gai vào mắt Hà Nội
với kế hoạch về một khu kinh tế quan trọng trên cao nguyên Bolaven, bao phủ phần
lớn phía Nam tỉnh Champasak nằm giữa sông Mekong và Tây Nguyên của Việt Nam.
Nhưng không giống như đường sắt, ý định biến đổi một khu vực
được cho là có diện tích gấp 5 lần Hong Kong trở thành một kiến trúc xanh diệu
kỳ xung quanh công nghiệp, nông nghiệp và du lịch có thể chứng minh rằng bức
tranh phổ biến rằng nước Lào rủi ro bị ghì trong vòng tay Trung Quốc vừa là nhầm
lẫn và có lẽ lại trái ngược.
Với những người đầu tiên, những vùng rộng lớn trên vùng cán
xoong miền Nam ở độ cao 1000m với khí hậu mát mẻ, đất bazan màu mỡ và thác nước
tuyệt đẹp cùng ngành công nghiệp cà phê trị giá 120 triệu USD một năm đã được
mua bằng cách này hay cách khác bởi những tầng lớp giàu có ở Viêng Chăn.
Tuy nhiên dù dự án đầy tham vọng và nhạy cảm chính trị đó được
tạo mọi điều kiện, chính phủ Lào bị vướng mắc vì luật của họ không cho phép mỗi
nhà đầu tư cá nhân hoặc liên doanh có hơn 10.000 hecta đất.
Người ta có thể lách quy định này bằng cách sử dụng các công
ty con nhưng như Giáo sư Ian Baird của Đại học Wiscosin đã chỉ ra: một thực tế
ít được biết là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào có mọi quyền hành nhưng các chính
quyền địa phương mới là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Ông Ian Baird là người đã có thời gian dài nghiên cứu về nước
Lào. Ông nói: “Nếu một nhà đầu tư đi vào thế đối lập, chính quyền trung ương
luôn xuống nước. Các quan chức địa phương tôn kính người Việt nhưng không thích
người Trung Quốc, những người dường như không thể chuyển tất cả sự tích cực
kinh tế thành quyền lực chính trị”.
Sự hiện diện của người Trung Quốc ở miền Nam nước Lào là
không mới. Trong tỉnh lân cận ở phía Bắc của cao nguyên là Savannakhet, China
Minmetals vẫn đang vận hành mỏ đồng Sepon mà họ đã mua năm 2009 như một phần
trong hợp đồng lớn hơn trị giá 1,4 tỷ USD để mua hầu hết tài sản từ con nợ OZ
Minerals của Úc.
Nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đã bị trì hoãn với sự thất bại
của công ty China Non-ferrours Metals International Mining Co (CNMIM) trong việc
theo đuổi dự án bô xít ở Champassak và sự thu hẹp đáng kể của một dự án phát
triển đô thị ở Viêng Chăn.
Ian Baird và nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Quốc tế về
châu Á (IIAS) Danielle Tan đã độc lập đi đến cùng một kết luận rằng các nhà chức
trách Lào đang chơi với Việt Nam chống lại Trung Quốc - một chiến lược mà có thể
quyết định tương lai lâu dài của nước Lào như một nhà nước độc lập.
Thêm nữa, có những tín hiệu mạnh mẽ cho thấy rằng thậm chí dự
án đường sắt Côn Minh - Viêng Chăn trị giá 5,4 tỷ USD cũng có thể sẽ không có
cơ sở nếu chính phủ Lào không đồng ý với một dự án đường sắt tương tự nối từ
Savannakhet đến thị trấn Lao Bảo ở biên giới Việt Nam.
Đường dây điện đôi được công ty Giant Consolidated Ltd của
Malaysia xây dựng sẽ đi theo đường cao tốc số 9 mà hiện nay đã phục vụ như một
hành lang thương mại giữa đông bắc Thái Lan và cảng Đà Nẵng ở miền Trung Việt
Nam.
![]() |
Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith của Lào thăm Việt Nam. |
Ian Baird nói: Tiền của Trung Quốc có thể được chào đón
nhưng nó không phải tất cả. Quan trọng hơn là quan hệ của Lào với Việt Nam - đã
được tôi rèn trong chiến tranh Đông Dương, và ký ức về các nỗ lực của Trung Quốc
từ 1979 đến 1985 nhằm khích động một cuộc phiến loạn chống chính phủ trong các
bộ lạc người Hmong ở Lào.
Thêm nữa, Đại hội lần thứ 10 của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
đầu năm 2016 đã thấy một sự thay đổi lặng lẽ khi Somsavat Lengsavad, 72 tuổi,
là một doanh nhân người Lào gốc Hoa giàu
có bị loại khỏi Bộ Chính trị 11 thành viên của Lào. Đây là người trung thành cuối
cùng với Trung Quốc trong cơ quan cao nhất của Đảng Lào.
Hầu hết các ủy viên Bộ chính trị Lào hiện nay là các cựu chiến
binh được Việt Nam đào tạo, gồm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Bounnhang
Vorachith, 80 tuổi, người đã gia nhập Đảng cách mạng Pathet Lào năm 1952, sau
đó trở thành Chính ủy và tiếp đó là Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet quê ông.
Một người ngoại lệ đáng chú ý là Thủ tướng nổi danh
Thongloun Sisoulith, 72 tuổi, người được đào tạo ở Liên Xô và Việt Nam trước
khi tham gia chính phủ, đã nổi lên từ Bộ trưởng Bộ kế hoạch, Phó Thủ tướng và
Ngoại trưởng vào đầu năm 2000.
![]() |
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. |
Thậm chí ngày nay, các quan chức Lào vẫn học tập ở Việt Nam
chứ không phải Trung Quốc, điều này có nghĩa là người Việt Nam vẫn duy trì được
nhiều ảnh hưởng hơn ở vùng nông thôn Lào và được xem trọng hơn người Trung Quốc
trong chính trị và văn hóa khi giao thiệp với các chính quyền tỉnh và dân chúng
địa phương.
Mặc dù hiện tại đã bị đình trệ do thiếu vốn, sự tham gia của
Trung Quốc trong các dự án Bolaven vẫn được mô tả đàng hoàng trong một tin tức
phát hành gần đây của Trung Quốc là “một bước mới trong quan hệ đối tác chiến
lược Trung - Lào” - ngôn ngữ mà đối thủ Hà Nội sẽ không ưa thích.
Liên doanh này được thúc đẩy bởi Tập đoàn Đầu tư Guangcai
Trung Quốc - một chương trình doanh nhân xã hội được tạo ra năm 1995 bởi doanh
nghiệp tư nhân để “chống đói nghèo và đống góp cho phát triển khu vực”. Nói
cách khác là để tạo một bộ mặt đáng yêu hơn cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Các đối tác của Guangcai trong dự án này là những doanh nghiệp
nhà nước của Trung Quốc như Xây dựng Viễn thông, Xây dựng Công trình, Ngân hàng
phát triển Trung Quốc, Ex-Im Bank và Galaxy Finacial Holdings.
Cho đến nay, người di cư và vốn của Trung Quốc đã tập trung
vào các tỉnh đông bắc Lào như Luang Namtha, Oudomxay, Bokeo và Phongsaly, làm
biến đổi vùng biên giới này - nơi trước kia được biết đến là vùng nông thôn tự
cấp tự túc, trở thành một nền kinh tế nông nghiệp định hướng thị trường.
Ngôi làng Boten từng là xa xôi hẻo lánh, là đất dành cho một
dự án khu kinh tế xuyên biên giới, cũng là điểm bắt đầu cho tuyến đường sắt
Trung Quốc xây mới và một con đường cao tốc 990 km nối Côn Minh - thủ phủ tỉnh
Vân Nam với Chiang Rai - Bangkok, Thái Lan.
![]() |
Người Hmong Lào ở làng Boten thuộc đặc khu kinh tế Luang Namtha. |
Theo sau con đường tương tự mà Trung Quốc đã xây dựng thập
niên 1960 để hỗ trợ du kích cộng sản Thái Lan, đường cao tốc này cuối cùng hoàn
thành vào năm 2013 với việc mở cây cầu Ban Houay Say - Chiang Rai bắc qua sông
Mekong - cây cầu thứ 4 bắc qua sông này.
Trong sự mở đầu cho một sự ùa tới của các công ty và người
di trú Trung Quốc là hành lang kinh tế bắc nam và các sửa sang khác với mạng lưới
đường xá biên giới mà những nhà chỉ trích đã đặt câu hỏi rằng liệu lào có nhượng
lại chủ quyền cho người hàng xóm khổng lồ Trung Quốc hay không.
Trong khi các hãng tư nhân đã xây dựng sòng bài và đầu tư
trong nhiều dự án du lịch khác, các hãng nhà nước Trung Quốc tập trung vào nông
nghiệp, đặc biệt là trồng cao su, thủy điện, khai mỏ, đáng kể là mỏ đồng, vàng,
bô xít, thiếc, than non, sắt và kẽm.
Hơn một phần ba nhà đầu tư Trung Quốc đã hoàn thành các dự
án thủy điện quy mô nhỏ trên các nhánh sông Mekong dưới hình thức BOT, khác
hoàn toàn với sự tham gia tồi tệ của Trung Quốc vào chương trình xây dựng và
chuyển giao (BT) 10000 megawatt điện từ 2004 đến 2014.
Trung Quốc cũng là nhà tài trợ chính cho 3 dự án thủy điện
trên dòng chính của sông Mekong gồm dự án nhà máy Pak Beng 920 megawatt ở phía
Tây tỉnh Oudomxay, dự án Pak lay 1320 megawatt và dự án Sanakham 700 megawatt ở
xa hơn về phía hạ lưu thuộc tỉnh Xayaboury.
Trong khi đó đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, phần
lớn trong thủy điện, khai mỏ, vận tải, đồn điền đã trì trệ sau giai đoạn tăng mạnh
từ 2005 đến 2010 nhưng Việt Nam vẫn tuyên bố đầu tư sang Lào sánh kịp với tổng
đầu tư 5,3 tỷ USD của Trung Quốc và 4,4 tỷ USD của Thái Lan.
![]() |
Đập thủy điện Nam Theun 2. |
Dự án lớn nhất của Việt Nam là một nhà máy Kali cacbonat trị
giá 522 triệu USD ở tỉnh Khammounan nhưng mạng lưới Star Telecom’s Unitel - một
liên doanh giữa Viettel của Việt Nam với Lao Asia Telecom đã chiếm nửa thị phần
thị trường viễn thông Lào với doanh thu hàng năm 700 triệu USD.
Một đầu tư quan trọng khác là làm xong đường dây diện dài
190 km trị giá 240 triệu USD xuyên biên giới, nối các nhà máy thủy điện do Việt
Nam đầu tư là Xekaman1 và 3 gần tỉnh Attapeu với Pleiku.
Trung Quốc rõ ràng có lợi thế tài chính, đến nỗi các nhà
kinh tế đã mô tả công khai lo ngại rằng các dự đầu tư trực tiếp của Trung Quốc
ra nước ngoài không mang lại lợi nhuận đầy đủ và rằng các doanh nghiệp nhà nước
không phải chịu trách nhiệm nếu dự án thất bại.
Trong một ý kiến chỉ trích bất thường năm 2015 - hai năm sau
khi công bố sáng kiến Vành đai và Con đường - vốn là cái động cơ của nhiều dự
án đầu tư mới của Trung Quốc - Giáo sư Đại học Peking Yiping Huang chỉ ra rằng
những ‘chi tiêu mù quáng” đó là rủi ro và lãng phí dự trữ ngoại tệ.
Những người chỉ trích cũng lưu ý rằng trong khi Đông Nam Á cần
chi tiêu ước tính 8000 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng trong thập kỷ tiếp theo, nhiều
chính phủ nhận đầu tư thiếu khả năng để quản lý đồng vốn hiệu quả cũng như tham
nhũng.
Đầu tư của Trung Quốc và Việt Nam rõ ràng có tác hại với môi
trường và cộng đồng địa phương, với việc đốn gỗ bất hợp pháp khiến rừng hàng
hàng ngàn dân làng ở Lào bị hủy diệt để nhường chỗ cho các đập thủy điện và các
dự án nông nghiệp.
Nhưng nhà nghiên cứu của IIAS Tan vẫn bảo lưu quan điểm
trong một bài nghiên cứu của ông năm 2014 rằng các nhà lãnh đạo Lào ít lo lắng về
người láng giềng khổng lồ phương Bắc và vì thế họ có thể phải trả giá đắt cho
Trung Quốc để Trung Quốc làm trung gian giữa Lào với kinh tế toàn cầu.
Theo Asia Times
VN ta cũng đang chơi trò đu dây với các nước lớn đấy thôi, nhưng có vẻ ta có kinh nghiệm hơn.
ReplyDeleteAd lập trang này cũng hay lắm. Nhưng mình vẫn thích VN Youtube hơn=))
ReplyDeleteAd lập trang này cũng hay lắm. Nhưng mình vẫn thích VN Youtube hơn=))
ReplyDeleteR
ReplyDeleteCái thế của lào là phải thế trừ Trung thì Việt cũng ko để ý còn thân Việt thì Trung cũng ko vui nên cứ nhận cả 2 miển sao ko làm mất lòng 2ben là đc
ReplyDeleteNhấn quảng cáo 1 phát ủng hộ cho bác này :)))
ReplyDeleteMình thích VNyoutube bởi cách phân tích trung lập và giọng đọc rất ok. Mà mình toàn xem trên TV
ReplyDeleteBài hay. Nhưng vẫn yêu youtube vì sự tiện lợi của nó
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDelete