Kết quả thi thấp không ngại, điều đáng ngại là so với “cái
đuôi” của bạn chúng ta vẫn còn thấp hơn. Đây là tình cảnh bóng đá Trung Quốc hiện
nay đang phải đối mặt. Trong giải U-23 châu Á, các cầu thủ đội Trung Quốc đã dừng
bước từ vòng bảng mà Việt Nam - đội bóng chúng ta trước đây quen gọi là “ngư nạm”,
lại thẳng đường trở thành một trong bốn đội mạnh nhất (xin chú thích từ “ngư nạm”
trong cách phát âm tiếng Hoa hơi giống cách phát âm từ Việt Nam. Nghĩa của từ
ngư nạm là món nem cá cho nên đây có thể là một cách gọi coi thường).
Trên thực tế, mấy năm gần đây, bóng đá Đông Nam Á, lấy Việt
Nam làm ví dụ, đã bắt đầu phát triển nhanh chóng, đặc biệt là bóng đá thanh thiếu
niên, đã trở thành một đội hậu bị. Phạm Chí Nghị trước đây có nói câu “sau này
lại thua Việt Nam mất thôi”. Câu nói này khi đó mọi người đều bực tức. Nhưng với
tình hình bóng đá Trung Quốc giữa đường đứt gánh mà nói thì câu nói trên đã
không xa hiện thực bao nhiêu.
Trên sân nhà Thường Châu của đội Trung Quốc, cổ động viên Việt
Nam đã thành những người hạnh phúc nhất. Từ đầu giải U23 châu Á đến giờ, đội Việt
Nam đã cho thấy thực lực và vượt qua dự đoán của đại đa số người. Ở vòng bảng,
họ thua 1-2 trước Hàn Quốc, thắng 1-0 trước Astralia và hòa 0-0 với Syria,
giành được ngôi vị nhì bảng.
Ngày 20/1 trong trận tứ kết, qua một trận đại chiến kinh tâm
động phách, đội Việt Nam cuối cùng giành thắng lợi 8-6 trước đội một đội rất mạnh
là Iraq để trở thành một trong 4 đội mạnh nhất giải.
Từ sau khi đội Trung Quốc bị loại, giải U23 châu Á bị người
hâm mộ Trung Quốc lạnh nhạt, rất ít người đến sân vận động xem thi đấu. Nhưng
trong trận ngày 20/1, hơn 500 cổ động viên Việt Nam đã đến sân để cổ vũ cho đội
nhà. Ở trong nước Việt Nam, trận đấu thắng lợi này cũng đã trở thành tâm điểm
chú ý của công chúng. Trên mạng có bức ảnh người hâm mộ bóng đá Việt Nam gõ
vung nồi trên đường phố để chúc mừng chiến thắng đã cho thấy địa vị của bóng đá
ở đây như thế nào. Thực tế, tuy từng có thực lực bóng đá không mạnh nhưng Việt
Nam tuyệt không phải là một “hoang mạc” bóng đá.
Theo phóng viên bóng đá cao cấp Cát Ái Bình kể, đầu năm 2000
khi ông đến Việt Nam, từng chứng kiến fan hâm mộ bóng đá địa phương đi trên đường
phố suốt đêm để ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam. Cát Ái Bình viết: “Hễ
đội tuyển quốc gia Việt Nam thắng, là trên đường phố ầm ĩ tiếng xe máy và mùi
khói động cơ khiến người ta nghẹt thở. Những nam nữ phấn khích hoặc hai người
hoặc 3 người, thậm chí 4 người cùng ngồi trên một xe máy, trong tay vẫy quốc kỳ,
cười nói vui vẻ, những dòng xe máy dài đi vòng theo các con phố, đến tận đêm
khuya vẫn chưa chấm dứt”. Và rồi “Có những thiếu niên leo lên bức tường bên
ngoài khách sạn nơi đội tuyển Việt Nam nghỉ rồi hướng vào đám đông dùng tay tạo
hình chữ V thu hút đám đông reo hò cổ vũ. Bóng đá ở Việt Nam được yêu mến như vậy
tôi rất kinh ngạc”.
Và bóng đá Việt Nam cũng phát triển nhanh, từ giai đoạn đó bắt
đầu tiến bước. Theo các tư liệu công khai, giải V League từ năm 2000 bắt đầu
khai trương, đã trở thành giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên ở Đông Nam Á thời đó.
Đến nay, giải này có 15 câu lạc bộ tham gia thi đấu. Nhìn vào lãnh thổ Việt Nam
hẹp như vậy mà quy mô giải đấu như thế là không nhỏ.
Không thể không thừa nhận, trong lĩnh vực bóng đá người lớn,
Việt Nam so với đại đa số các nước châu Á còn khoảng cách rõ rệt. Hiện nay đội
tuyển quốc gia Việt Nam được FIFA xếp ở vị trí 112 thế giới, thứ 16 châu Á còn
Trung Quốc thứ 70 thế giới, thứ 6 châu Á. Nhưng bóng đá thanh thiếu niên thì mấy
năm trở lại đây họ đã đang trên đà phát triển.
Lần này giải U23 châu Á, đại đa số cầu thủ Việt Nam đã tham
gia giải vô địch trẻ châu Á 2014. Mà trước khi giải này diễn ra, trong vòng đấu
để tuyển chọn, họ từng biểu diễn những điều khiến người khác kinh ngạc - đánh bại
Australia với tỉ số 5-1. Sau đó trong thời gian diễn ra giải trẻ châu Á, họ lại
“hạ uy thế” đội trẻ Trung Quốc với tỉ số hòa 1-1.
Lứa cầu thủ trẻ Việt Nam đó ở trong nước được gọi là “lứa mạnh
nhất”, hiện nay đến đấu trường U23 châu Á, họ đạt được thành tích nằm trong 4 đội
mạnh nhất cũng là chứng minh thực lực bản thân. Nhưng đối với chúng ta mà nói
thì điều “đáng sợ” là các tài năng trẻ Việt Nam gần như vẫn đang liên tiếp được
sản sinh.
Trong giải Bahrain 2016, một lứa cầu thủ trẻ hơn nữa của Việt
Nam đã làm nên lịch sử “bước ra thế giới” cho bóng đá Việt Nam. Dựa vào thành
tích lọt vào 4 đội mạnh nhất giải trẻ châu Á tiến vào giải trẻ thế giới năm
2017 mà tuyển trẻ Trung Quốc trong giải trẻ châu Á lại không thể vượt qua vòng
bảng.
Sau đó trong lần đầu tiên xuất hiện trên đấu trường thế giới,
đội tuyển trẻ Việt Nam đã cầm hòa 0-0 trước đội New Zealand, có một điểm đầu
tiên để sáng tạo lịch sử. Đối với bóng đá Trung Quốc, đặc biệt là bóng đá thanh
thiếu niên, bóng đá Việt Nam sớm đã là mối “uy hiếp” cần coi trọng. Trước đó
vào năm 2010, họ lại là đại diện duy nhất Đông Nam Á có 4 đội trẻ tham dự cúp
châu Á (bóng đá nam U19, U16). Trong giải
giao hữu bóng đá trẻ Đông Nam Á, đội U16 Việt Nam đã đánh bại đội trẻ Trung Quốc
mà còn đánh bại 2 lần.
Bóng đá trẻ Việt Nam đã bắt kịp với trình độ hàng đầu, điều
này có quan hệ mật thiết với sự chú ý và nỗ lực của họ. Theo phóng viên cao cấp
Mã Đức Hưng, năm 2013, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thông qua một văn kiện mang
tính cương lĩnh về phát triển bóng đá tương lai, đưa ra quy hoạch đến năm 2030,
đồng thời đề xuất “mỗi năm huấn luyện 4000 cầu thủ từ U11 đến U18”, thành lập “học
viện bóng đá” chuyên nghiệp hoặc là trường bóng đá cùng với các cơ sở trung tâm
huấn luyện trẻ.
Theo giới thiệu của mạng Liên đoàn Bóng đá châu Á, năm 2014,
mỗi năm số lượng cầu thủ trẻ của Việt Nam tham gia các giải đấu thanh thiếu
niên các cấp đạt đến 7, 8 vạn người. Nếu chỉ nói các hệ thống thi đấu U mà Việt
Nam tham gia thì số lượng người tham gia cũng không kém Trung Quốc.
Năm 2010, Việt Nam có 5 giải cấp toàn quốc là U21, U19, U17,
U15 và U13. Đến trước năm 2012 lại tăng thêm giải U11 thành 6 cấp. Trên mặt kiến
thiết các hệ thống thi đấu thanh thiếu niên, dĩ nhiên đã đi trước. Trong khi
Trung Quốc vẫn chỉ có U13, U14, U15, U17, U19 là 5 giải thi đấu trẻ, cấu trúc
kim tự tháp của bóng đá thanh thiếu niên vẫn còn một chặng đường dài để đi.
Nói đến huấn luyện bóng đá trẻ của Việt Nam, bên ngoài vẫn
thường nói đến học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai. Năm 2007, doanh nghiệp bất động
sản Hoàng Anh Gia Lai của Việt Nam và câu lạc bộ Arsenal chính thức thành lập học
viện này. Nó trở thành đơn vị huấn luyện tài năng bóng đá thanh thiếu niên của
Việt Nam. Học viện này tuyển chọn học viên thanh thiếu niên có năng khiếu bóng
đá trên khắp cả nước, được đào tạo theo chuẩn châu Âu theo giáo án huấn luyện
trình độ cao của Arsenal.
Kết quả đạt được cũng đáng chú ý, năm 2014 “lứa cầu thủ trẻ
mạnh nhất Việt Nam” ở giải trẻ châu Á có hơn 10 người xuất thân từ học viện
Hoàng Anh Gia Lai. Có Liên đoàn dẫn dắt quy hoạch, sự ủng hộ của lực lượng xã hội
phát triển, bóng đá trẻ Việt Nam dĩ nhiên là một đối thủ mà chúng ta không thể
xem thường. Trước có Nhật, Hàn, Australia và các cường quốc thể thao Tây Á áp
chế, sau có những đội bóng Đông Nam Á như Việt Nam đuổi kịp, bóng đá Trung Quốc
đã khó bứt phá lại càng nhiều trở ngại hơn.
Theo Sohu
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.