Icon

Hồ Sơ

Hồ Sơ

03 January 2018

TQ: Việt Nam bắn tên lửa từ tàu ngầm, khoe cơ bắp cho ai xem?

Ngày 22/12/2017, chương trình VTV1 của truyền hình quốc gia Việt Nam chiếu cảnh một tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Việt Nam bắn tên lửa từ dưới mặt nước. Theo miêu tả thì tên lửa được bắn là tên lửa 3M-54E chống hạm.



Khoảng tháng 6 năm nay, Hải quân Việt Nam đã tổ chức một cuộc diễn tập hải quân nhiều binh chủng quy mô không nhỏ ở Biển Đông có lực lượng tên lửa bờ, tàu mặt nước và tàu ngầm cùng tham gia.

Trong đó cái gây chú ý nhất là tàu ngầm kilo hiện đại của Việt Nam lần đầu tiên tiến hành bắn đạn thật tên lửa chống hạm. Hình ảnh này được truyền hình Việt Nam mới đây công bố.



Tên lửa 3M-54E của tàu ngầm kilo chính là nguyên mẫu tham khảo của tên lửa YJ-18 của Trung Quốc. Loại tên lửa này là một sản phẩm độc đáo của Nga, sử dụng hai phương thức hành trình bay. Toàn bộ tên lửa chia làm ba bộ phận: thiết bị khởi động phóng, động cơ bay tốc độ cận âm và phần đầu đạn bay với tốc độ siêu âm để đột phá hệ thống phòng ngự đối phương.

Phần khởi động phóng sau khi tên lửa ra khỏi mặt nước sẽ đưa tên lửa lên khoảng 100m rồi tách khỏi thân tên lửa rơi xuống. Sau khi bộ phận này đã tách ra, động cơ tên lửa 3701E với tốc độ cận âm sẽ điểm hỏa tiếp tục đồng thời một đôi cánh ngắn và nhỏ cả tên lửa sẽ mở ra.



Khi đó tên lửa sẽ bay với vận tốc cận âm ở trên độ cao từ 10 đến 15m so với mặt biển. Nhờ hệ thống dẫn đường quán tính, tên lửa bay với vận tốc Mach 0,6 đến 0,8 hướng đến mục tiêu.

Khi cách mục tiêu khoảng 40 km, tên lửa sẽ bay lên độ cao 50m so với mặt biển, đồng thời radar chủ động ARGS-54E ở trong tên lửa sẽ mở máy tìm kiếm mục tiêu. Sau khi khóa mục tiêu, tên lửa lại hạ độ cao bay.

Khi bay đến cự ly cách mục tiêu khoảng 20km, đầu đạn và động cơ cận âm sẽ tách nhau ra, đồng thời động cơ tên lửa của đầu đạn sẽ điểm hỏa để tăng tốc. Sau đó nó sẽ giữ độ cao bay chỉ 5m so với mặt biển và bay với vận tốc lên tới Mach 2,9 hướng vào mục tiêu.



Tầm bắn tối đa của tên lửa này là 220 km, đầu đạn nặng 250 kg xuyên giáp, cho nên uy lực còn lớn hơn tên lửa chống hạm YJ-83 của Trung Quốc.

Từ đặc trưng hành trình của tên lửa 3M-54E có thể thấy tên lửa này vừa có ưu điểm của một tên lửa chống hạm cận âm là tầm bắn xa và độ cao thấp, vừa có năng lực đột phá hệ thống phòng ngự mạnh của tên lửa chống hạm siêu âm nên có ưu điểm là không dễ đánh chặn. Có thể nói nó là một tên lửa chống hạm tương đối lý tưởng.

So với các loại vũ khí khác của quân đội Việt Nam, tên lửa này và tàu ngầm kilo của Việt Nam là mối uy hiếp lớn nhất với hải quân Trung Quốc. Nhưng Hải quân Việt Nam muốn hoàn toàn phát huy tính năng của 3M-54E cũng không dễ dàng. Tàu ngầm ở dưới nước muốn định vị mục tiêu ở ngoài cự ly 100 km là rất khó khăn.



Nó cần radar có tầm bao phủ ngoài đường chân trời trên trực thăng hoặc trên tàu định vị mục tiêu rồi tàu ngầm mới phóng đạn được. Mà Hải quân Việt Nam hiện tại những hệ thống này vẫn chưa hoàn thiện, lực lượng trinh sát hàng không quá yếu, năng lực hoạt động của tàu mặt nước khá kém cho nên tàu ngầm chỉ có thể dựa vào năng lực tự thân thì quá mạo hiểm.



Đối với bản thân quân đội Trung Quốc, phương pháp ứng phó là phải tận lực kiện toàn hệ thống tác chiến, trinh sát hàng không, cảnh báo sớm và lực lượng chống ngầm, phải khiến tàu ngầm đối phương không dám đến gần biên đội của mình, đồng thời phải phát hiện sớm các hành động đột kích cũng như những tên lửa đang tấn công mình của đối phương.


Tuy giai đoạn đầu tên lửa 3M-54 bay ở độ cao thấp nhưng chỉ cần biên đội có sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm thì tần suất phát hiện được sớm vẫn rất cao. Chỉ cần cảnh báo sớm đắc lực, thì các hệ thống phòng không như HQ-9, HQ-16, HQ-10 và pháo cao tốc tầm gần 730 tạo thành mạng lưới đa tầng vẫn có thể đánh chặn được. 

Theo Sina

No comments:
bình luận nhận xét bạn đọc

Note: Only a member of this blog may post a comment.