Ngày 5/3, tàu sân bay năng lượng hạt nhân Carl Vinson của Mỹ
thăm cảng Đà Nẵng. Tàu sân bay năng lượng hạt nhân không nghi ngờ gì là một tàu
có sức chiến đấu mạnh nhất thế giới ở trên biển hiện nay. Trên thực tế, một tàu
lượng giãn nước chục vạn tấn như vậy chỉ có Hải quân Mỹ có năng lực đóng. Trong
con mắt của rất nhiều người, tàu sân bay năng lượng hạt nhân cũng là con tàu “không
thể đánh chìm”, vậy sự thực có đúng như thế không? Hạm trưởng của tàu sân bay Mỹ
trước đây từng phát biểu quan điểm, cho rằng trên toàn thế giới hiện nay chỉ có
2 nước có năng lực đánh chìm tàu sân bay của Mỹ.
Nước thứ nhất là Nga, điều này không ai ngạc nhiên. Hải quân
Nga là lực lượng hải quân chỉ đứng sau Hải quân Mỹ. Tuy đại bộ phận tàu của Hải
quân Nga đều là thừ kế từ Liên Xô, nhưng không thể phủ nhận là trong lĩnh vực
công nghệ tàu ngầm hạt nhân thì Nga vẫn có sức cạnh tranh tương đối mạnh. Tàu
ngầm tấn công năng lượng hạt nhân lớp Amur của Nga có tính năng hơn tàu ngầm hạt
nhân lớp Virginia của Mỹ, có thể phóng tên lửa hành trình chống hạm tầm cực xa
và ngư lôi hạng nặng, được gọi là khắc tinh của tàu sân bay Mỹ.
Ngoài ra một nước khác khiến mọi người có chút ngạc nhiên, đồng
thời không phải như nhiều người tưởng tượng là Trung Quốc mà là Hải quân Pháp.
Tại sao vậy? Chuyên gia quân sự Mỹ tiết lộ, điều này chủ yếu vì thực chiến quyết
định. Năm 2015 Hải quân Mỹ và Hải quân Pháp từng tiến hành một cuộc diễn tập
trên biển trong khối NATO, không ngờ tàu ngầm tấn công của Pháp lại đột phá qua
được vòng bảo vệ của nhóm tàu sân bay Mỹ để thực hiện một đòn tấn công ngư lôi
mô phỏng nhằm vào tàu sân bay Mỹ. Điều này khiến Hải quân Mỹ xanh mặt, một thời
họ cự tuyệt thừa nhận thất bại đó. Cuối cùng khi Hải quân Pháp công khai “chiến
quả” mới buộc Mỹ phải thừa nhận.
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.