Đây là tựa đề một bài viết đăng trên mạng Toutiao của Trung
Quốc hồi cuối tháng 2/2018. Nội dung bài viết như sau:
Việt Nam là một lân bang của Trung Quốc, diện tích lãnh thổ
chỉ có 330.000 km2 so với tỉnh Vân Nam (diện tích 383.000 km2) thì nhỏ hơn một
chút. Nhưng Việt Nam lại phân ra hơn 60 tỉnh, vì sao lại như vậy?
Hiện nay Việt Nam có 59 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc, mỗi
tỉnh diện tích chỉ tương đương với 1 huyện của Trung Quốc. Trong đó Việt Nam có
rất nhiều tỉnh có quan hệ với Trung Quốc, chẳng hạn Việt Nam có một tỉnh tên là
Hà Nam, giống tên tỉnh Hà Nam của Trung Quốc. Hay là Việt Nam có tỉnh Thái
Nguyên, tỉnh Tây Ninh, giống tên thành phố Thái Nguyên và thành phố Tây Ninh của
Trung Quốc.
Những tỉnh này chẳng có quan hệ gì với Trung Quốc, chủ yếu
là vì Trung Quốc thống trị Việt Nam quá lâu, chữ Hán đã thâm nhập vào đến cốt tủy
người Việt cho nên lúc đặt tên đều tham chiếu Trung Quốc.
Vì vậy khi bạn ở Việt Nam, nhìn thấy những tên tỉnh này sẽ cảm
thấy bóng dáng Trung Quốc.
Vậy vì sao diện tích lãnh thổ Việt Nam không lớn mà lại phân
thành hơn 60 tỉnh? Điều này chủ yếu có quan hệ với địa hình Việt Nam.
Việt Nam nằm tại phía đông bán đảo Đông Dương, Bắc giáp Quảng
Tây và Vân Nam của Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia, lãnh thổ dài và hẹp,
diện tích chỉ có 330.000 km2, phía Đông giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 3260
km. Lãnh thổ Trung Quốc theo chiều Nam Bắc trải dài gần 50 vĩ độ, khoảng cách
Nam Bắc khoảng 5500 km. Như vậy, chiều dài Nam Bắc của Việt Nam tính theo đường
bờ biển bằng 2/3 khoảng cách hai đầu Nam Bắc của Trung Quốc.
Cho nên những người cầm quyền Việt Nam đã đem chia lãnh thổ
thành nhiều tỉnh theo duyên hải để dễ quản lý. Như vậy mỗi tỉnh sẽ căn cứ vào đặc
điểm của mình mà phát triển hợp lý.
Ngoài ra, sở dĩ Việt Nam không xây dựng những tỉnh lớn còn
có một lý do. Bởi vì bờ biển quá dài, phòng tránh địa phận tỉnh quá lớn, dễ xuất
hiện tình trạng chính quyền cát cứ, vĩ đại bất điệu (đuôi to không vẫy được – tức
là đầu đuôi không tương xứng). Dựa trên những cân nhắc này, Việt Nam từ trước đến
nay luôn thực hành chế độ nhiều tỉnh.
Theo Tou Tiao
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.