Icon

Hồ Sơ

Hồ Sơ

30 July 2018

Cao trung bình chưa đến 1m6, vì sao lính Nhật thời xưa chiến đấu giỏi?

Tác chiến hung dữ, sức chiến đấu mạnh mẽ, huấn luyện có chất lượng.  Điều này đã trở thành một nhận thức chung của các đối thủ từng giao chiến với quân Nhật trong Thế chiến thứ II. Từ những bức ảnh chụp quân Nhật trong lúc tác chiến, chúng ta cũng có thể nhìn ra một điều khác, quân Nhật vóc dáng thấp nhỏ nhưng cực kỳ cường tráng.



Theo thống kê, trong thời gian Thế chiến II, chiều cao trung bình của lính Nhật là 1m58. Với vóc dáng thấp như vậy, quân Nhật vì sao có thể chiến đấu mạnh như vậy?

Chúng ta hãy xem một phần trong Luật Nghĩa vụ quân sự Chiêu Hòa nhị niên của Chính phủ Nhật năm 1927. Trong đó, quân đội Nhật Bản phân những thanh niên thích hợp tham gia quân đội thành 5 cấp.


Cấp thứ nhất là những người cao hơn 1,5m và các tiêu chí thân thể khác tốt đẹp xếp vào loại “giáp”. Cấp thứ hai là những thanh niên thấp hơn 1,5m, thân thể đại bộ phận đều tốt đẹp xếp vào loại “ất”. Thứ ba là thân thể cao dưới 1,45m, các bộ phận có tố chất thông thường thuộc về hạng “bính”. Thứ tư là người có thần kinh khác thường hoặc là thân cao chưa tới 1,45m thì xếp vào hạng “đinh”. Thứ năm là những thanh niên hoàn toàn không thích hợp phục vụ quân đội xếp vào loại “mậu”.


Cần biết rằng đây là năm 1927, Nhật Bản đã quy định chi tiết về việc tuyển quân. Năm 1905 sau khi chiến tranh Nga - Nhật kết thúc, giới quân sự Nhật Bản đã tiến hành tổng kết rất nhiều các tình huống có thể gặp trong chiến tranh, nhấn mạnh lấy huấn luyện tác chiến bộ binh làm cốt lõi.

Trước khi phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc, tân binh nhập ngũ thường phải trải qua 11 tháng huấn luyện quân sự, các khoa mục gồm đội ngũ, đâm dao, bắn bia, chạy bộ, hành quân dã ngoại. Đặc biệt huấn luyện sức chịu đựng, nó yêu cầu lính Nhật cần thực hiện mỗi ngày hành quân 30 km.


Hệ thống huấn luyện khoa học khiến cho vóc dáng nhỏ thấp của người Nhật trong khi hướng về chiến trường đã hình thành sức chiến đấu mạnh mẽ. Không chỉ có thế, quân Nhật trong huấn luyện bắn bia càng đáng đề cập. Trong thời chiến tranh Trung Nhật, binh sỹ Trung Quốc rất nhiều người trước khi ra chiến trường chưa từng được bắn đạn thật.

Binh sỹ Trung Quốc thời đó chủ yếu là 2 dạng: Một là dân bị phá sản hoặc có huyết hải thâm thù với quân Nhật, hai là tráng đinh khỏe mạnh. Lấy chiến dịch Nam Khẩu cuối năm 1937 làm ví dụ. Quân đội Trung Quốc 7 vạn người tham chiến, tử trận 9700 người, bị thương 2,4 vạn người, tổng là 3,4 vạn người thương vong.


Phía quân Nhật thương vong hơn 2000 người. Nhưng đạn dược tiêu thụ của hai bên thì cách nhau một trời một vực. Quân Trung Quốc bắn hết 73 vạn viên đạn, gấp 8 lần số đạn quân Nhật bắn. Điều này nghĩa là binh lính Trung Quốc trung bình bắn 2800 phát mới sát thương được 1 lính Nhật, còn lính Nhật chỉ cần phát 22 phát là sát thương được một lính TQ. Tỉ lệ so sánh số đạn bắn là 1 so với 130.

Độ chính xác trong xạ kích của quân Nhật cao như vậy, nguyên nhân chỉ có một điều là do từ huấn luyện mà ra. Trong trước tác của Lý Tông Nhân mang tên “Kiểm thảo ưu nhược điểm của tôi trong 8 năm kháng chiến”, chúng ta đã hiểu được số lượng đạn mà tân binh của Nhật dùng trong huấn luyện. Theo đó, trước chiến tranh, mỗi năm số viên đạn dùng cho huấn luyện một tân binh ước chừng 1800 phát.

Số lượng đạn nhiều như thế dùng vào huấn luyện thực chiến khiến cho những tay xạ thủ giỏi trong quân Nhật xuất hiện tầng tầng lớp lớp. Chính như Lý Tông Nhân cũng phải cảm khái nói: “lục quân Nhật Bản huấn luyện tinh và sức chiến đấu mạnh, có thể nói thế giới hiếm có ai sánh kịp, khi dụng binh hành trận, trên đến tướng lĩnh, dưới đến sĩ tốt, đều theo nguyên tác chiến đấu chiến thuật không hề rối loạn, khiến đối phương không dễ có khe hở mà lợi dụng”.



3 comments:
bình luận nhận xét bạn đọc
  1. Năm 1937 quân Nhật vẫn áp dụng lối tấn công kiểu biển người rất dũng mãnh kết hợp thiết giáp, pháo binh và ko quân. Đánh giáp chiến mà bên TQ tiêu thụ đạn như vậy thì hoặc là binh sĩ TQ bỏ chạy hoặc là ko có nhiều cơ hội mà bắn, theo đó 73 vạn viên đạn hoặc bị phá hủy, hoặc thành chiến lợi phẩm của quân Nhật thì có vẻ hợp lí

    ReplyDelete
  2. Năm 1937 quân Nhật vẫn áp dụng lối tấn công kiểu biển người rất dũng mãnh kết hợp thiết giáp, pháo binh và ko quân. Đánh giáp chiến mà bên TQ tiêu thụ đạn như vậy thì hoặc là binh sĩ TQ bỏ chạy hoặc là ko có nhiều cơ hội mà bắn, theo đó 73 vạn viên đạn hoặc bị phá hủy, hoặc thành chiến lợi phẩm của quân Nhật thì có vẻ hợp lí

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.