Hầu hết các nhà nghiên cứu khoa học Trung Quốc thừa nhận họ viết bài đăng báo hoàn toàn chỉ để được thăng tiến bởi vì hệ thống đánh giá hàn lâm của đất nước thích số lượng hơn chất lượng.
Hơn 93% các nhà khoa học được khảo sát bởi Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc nói được thăng chức là động cơ chính để họ xuất bản bài. Gần một nửa các nhà nghiên cứu tham gia khảo sát nói họ tin rằng cách nhà chức trách đánh giá nhà khoa học kiểu này là “lầm lẫn”. Cuộc khảo sát được thực hiện 5 năm một lần và năm năm đã tiến hành trên 48000 nhà nghiên cứu khắp đất nước.
Văn hóa “xuất bản hay là chết” đã góp phần vào sự lan tràn hành vi sai trái trong học thuật nổi lên những năm gần đây theo lời một số nhà nghiên cứu.
Wang Pei, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường Khoa học Vũ trụ và Trái đất thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung quốc (USTC) nói: “các bài báo là một kênh quan trọng để trao đổi học thuật và chứng minh thành tựu nhưng bây giờ nó trở thành tiêu chí chính hoặc thậm chí tiêu chí duy nhất trong đánh giá, chúng có thể là một ảnh hưởng xấu”. Việc tha thiết mong mỏi nặn ra những bài báo đã dẫn tới các vụ bê bối gần đây.
Trường hợp gần nhất, một nhà xã hội học ở đại học Nam Ninh uy tín đã có hơn 100 bài báo bị các nhà xuất bản ở Trung Quốc và quốc tế rút lại. Trường đại học này cho biết Liang Ying đang bị điều tra sau khi tờ China Youth Daily cáo buộc bà đạo văn.
Yuan Lanfeng, một nhà nghiên cứu chuyên về lý thuyết hóa học tại USTC nói dưới hệ thống hiện tại “hầu hết mọi người sẽ đồng ý rằng bất kỳ bài báo nào cũng đều liên quan đến việc cấp các danh hiệu học thuật. Trong thực tế, nhiều bài báo là một chặng đường dài từ quá trình theo đuổi khoa học và các tác giả nhận thức rõ về nó - vì thế đương nhiên họ sẽ nói (trong cuộc khảo sát) rằng họ chỉ xuất bản các bài báo này để được thăng tiến”.
Trong một hướng dẫn ban hành hồi tháng 7, Hội đồng Nhà nước - nội các của Trung Quốc đã tuyên bố loại trừ việc đánh giá công việc nghiên cứu chỉ dựa trên số lượng bài báo xuất bản vào cuối năm nay. Thay vào đó, họ muốn “thiết lập một hệ thống đánh giá hướng về chất lượng của đóng góp và sáng kiến, một hình thức có thể đánh giá chính xác giá trị khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xã hội và văn hóa của thành tựu khoa học.
Cuộc khảo sát cũng phát hiện ra rằng các bằng sáng chế của các nhà nghiên cứu đã tăng lên trong vài năm qua nhưng có rất ít mối liên hệ giữa các thành tựu của họ với nhu cầu của thị trường. Chỉ có 38% số nhà khoa học tham gia khảo sát nói rằng có những ứng dụng thực tế cho các nghiên cứu của họ.
Khảo sát cũng phát hiện rằng các nhà nghiên cứu khoa học đã làm việc trung bình gần 50 giờ một tuần - nhiều hơn 2,4 giờ so với 5 năm trước. Mức lương của họ đã tăng 22% lên khoảng 90.000 tệ một năm (tương đương với hơn 270 triệu tiền Việt Nam), nhưng mức thu nhập hiện tại không làm họ hài lòng bằng các năm trước.
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.