Icon

Hồ Sơ

Hồ Sơ

20 November 2018

Báo TQ: Ngoại giao đa phương của VN đang phát huy tác dụng

Ngày 18/11, Việt Nam đồng thời tiếp hai lãnh đạo nước ngoài đến thăm là Tổng thống Ấn độ Ram Nath Kovind và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Điều đáng chú ý là hợp tác quốc phòng hai nước sẽ thành một trong những chủ đề của chuyến thăm cấp nhà nước 3 ngày của Tổng thống Ấn Độ. Thời báo Ấn Độ cho biết hai phía Ấn - Việt có hy vọng ký kết thỏa thuận về khoản tín dụng công nghiệp quốc phòng 500 triệu USD trong chuyến thăm này. 

Theo Thông tấn xã Việt Nam ngày 18 đưa tin, đây là lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Ấn Độ có chuyến thăm chính thức đến một nước phía Đông Ấn Độ. Ông sẽ bắt đầu chuyến thăm Việt Nam từ thành phố Đà Nẵng rồi đến khu du lịch nổi tiếng là thánh địa Mỹ Sơn ở tỉnh Quảng Nam. Ngày 20, Kovind sẽ hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. 


Trước chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu hôm 17 trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam cho biết: chuyến thăm lần này của Tổng thống Kovind sẽ tiếp tục chiều hướng phát triển hữu hảo trong quan hệ hai nước và thúc đẩy thêm một bước nữa quan hệ hợp tác, đồng thời sẽ triển khai thảo luận về những vấn đề cả hai nước quan tâm, đặc biệt là các vấn đề quốc tế và khu vực. 

Ông Phạm Sanh Châu cũng đặc biệt đề cập đến hợp tác quốc phòng hai nước. Ông cho biết hiện nay Ấn Độ đã trở thành một trong những đối tác quốc phòng quan trọng nhất của Việt Nam, hợp tác an ninh quốc phòng được xem là một trụ cột quan trọng và hữu hiệu nhất trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Trước mắt, hai bên đang xúc tiến triển khai các hạng mục của các khoản tín dụng, bao gồm khoản tín dụng 100 triệu USD Ấn Độ cấp cho Việt Nam được sử dụng để đóng tàu tuần tra cao tốc và sớm ký thỏa thuận khung về gói tín dụng 500 triệu USD dành cho công nghiệp quốc phòng. 

Thủ tướng Ấn Độ Modi năm 2016 thăm Việt Nam từng tuyên bố cấp cho Việt Nam khoản tín dụng 500 triệu USD dùng vào hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Tuy nhiên theo Thời báo Ấn Độ, cho đến nay hai nước vẫn chưa thể ký kết thực thi khoản tín dụng này vì có thể là do Việt Nam lo ngại nợ nước ngoài quá cao và đang có sự khác biệt về cách sử dụng khoản tín dụng này. 


Việc Ấn Độ muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam thực tế đã có thể thấy từ sớm. Tháng 1 năm nay, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish khi trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam đã cho biết: Việt Nam là trung tâm trong “chính sách hành động hướng Đông” của Ấn Độ. Cái gọi là “chính sách hướng Đông” là chính sách của Thủ tướng Modi đề xuất sau khi nhậm chức. Nội dung chính của nó là Ấn Độ nên tích cực hòa nhập vào khu vực châu Á Thái Bình Dương. 

Tuy nhiên đối với “hảo ý” này của phía Ấn Độ, Việt Nam trước sau vẫn giữ cự ly thích hợp. Phạm Sanh Châu trả lời trong phỏng vấn nói: Việt Nam hoan nghênh bất kỳ lời đề nghị nào thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực nhưng phản đối bất kỳ linh minh quân sự nào. 

Việt Nam trước đến nay kiên trì chính sách quốc phòng “3 không”, tức là không tham gia bất kỳ tập đoàn quân sự nào hay kết thành liên minh quân sự với bất kỳ nước nào, không cho bất kỳ nước nào đóng căn cứ quân sự trên đất Việt Nam, không dựa vào nước này để chống nước kia. 



Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong 10 năm quá khứ không ngừng xích lại gần. Năm 2007, hai bên tuyên bố chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Sau đó, năm 2016, hai nước tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Hợp tác thương mại được xem là một trong những trụ cột của quan hệ chiến lược Việt - Ấn. Tổng cục Hải quan Việt Nam thống kê cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu sang Ấn Độ 5,1 tỷ USD tăng 88,34% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Truyền thông Ấn Độ cho là trong bối cành Việt Nam thành nhân tố quan trọng trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ thì chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Ấn Độ sẽ giúp làm sâu sắc thêm quan hệ hai nước và cơ hội để đưa quan hệ lên một tầng cao mới. 

Lực phát động ngoại giao đa phương Việt Nam 

Từ nhiều năm nay, Việt Nam đã thay đổi thái độ ngoại giao bảo thủ, bắt đầu tích cực theo đuổi ngoại giao đa nguyên, tích cực phát triển quan hệ ngoại giao với các nước như Nga, Mỹ, Australia và một số nước châu Âu, ra sức xây dựng cục diện ngoại giao đa phương hóa. Trong việc xử lý vấn đề hàng hải, Việt Nam lựa chọn cùng với Nhật, Thái Lan, Philippines kết thành đối tác chiến lược. Do có vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam cũng thành một điểm tựa cốt lõi cho chiến lược của Mỹ trong việc phát triển các đồng minh mới. 

Cùng lúc với chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ, theo thông tấn xã Sputnik của Nga đưa tin, Thủ tướng Nga Medvedev cũng thăm Việt Nam từ 18 đến 19/11, hội kiến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Các vấn đề quan trọng được thảo luận trong chuyến thăm gồm có thương mại, đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng. 



Theo Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, trong hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 12 tổ chức tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã đề xuất một loạt kiến nghị cụ thể để tăng cường hợp tác thự chất giữa khối ASEAN với các đối tác. Trong đó, về hợp tác với Trung Quốc, Việt Nam đề xuất sớm lập đường dây nóng Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc với khối ASEAN, tổ chức giao lưu thanh niên binh sỹ ASEAN và Trung Quốc lần đầu tiên tại Việt Nam, xây dựng tổ công tác liên hợp ASEAN - Trung Quốc. Những kiến nghị này đã thu hút sự chú ý của các bên. 

Ngoài ra, tuần trước, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết tán thành với tỷ lệ 96,7% phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương tiến bộ và toàn diện (CPTPP) và các văn kiện liên quan. Như vậy Việt Nam đã trở thành nước thứ 7 chính thức phê chuẩn hiệp định này. Dự kiến hiệp định này sẽ có hiệu lực từ cuối năm nay. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh “đây là một quyết định quan trọng”, thể hiện tinh thần chủ động hòa nhập quốc tế của Việt Nam. 

Hãng thông tấn Reuters đưa tin nói rằng: Là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực, đồng thời là một nước xuất khẩu điện thoại di động, quần áo, giày dép, hải sản, nông sản, Việt Nam được xem là quốc gia có lợi ích nhất sau khi CPTPP có hiệu lực.

1 comment:
bình luận nhận xét bạn đọc
  1. Admin xem trên Sina có để nguồn tin này (本文来自于澎湃新闻)là họ dẫn lại từ Pengbai (彭拜新闻), nên ad điều chỉnh lại để nguồn gốc nếu thấy cần thiết nhé.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.