Năm 1979, trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung, Việt Nam tác chiến đại binh đoàn biểu hiện rất kém nhưng quân đội Việt Nam liên tục trải qua mấy chục năm chiến tranh rèn luyện, những năm nữ thanh niên, tráng niên đa số đều có kinh nghiệm quân ngũ hoặc trải qua huấn luyện quân sự. Bởi thế quân sự cơ sở tốt, kinh nghiệm thực chiến phong phú, đặc biệt là năng lực tác chiến cá nhân rất mạnh. Trong đó, lính bắn tỉa quân đội Việt Nam rất nhiều, tố chất tốt, được bố trí số lượng lớn đến chiến trường, cơ động linh hoạt, gây rất nhiều uy hiếp cho quân đội Trung Quốc.
Lính bắn tỉa Việt Nam sử dụng nhiều súng bắn tỉa bán tự động SVD cỡ 7,62mm với hộp đạn 10 viên và đạn bắn tỉa chuyên dụng. Súng còn có 4 bộ kính ngắm, có tầm bắn hiệu quả hơn 600m. Trong tình huống thông thường, lính bắn tỉa Việt Nam hành động một mình, mang súng bắn tỉa thâm nhập vào chiến trường, lợi dụng các địa hình có lợi như cây rậm khe đá, mương rãnh để ẩn thân. Họ rất có sức nhẫn nại, thời cơ đến là dứt khoát ra tay, tập trung vào nhân viên chỉ huy, sức sát thương tàn nhẫn.
Ngày 17/2/1979, một đại đội quân Trung Quốc nhận lệnh vượt biên giới tiến công núi Trường Bạch là trọng điểm phòng ngự của Việt Nam. Khi trời vừa sáng, trên biên giới sương mù còn bao phủ, mặt đất còn yên tĩnh, trung đội chủ công tiến đến cách núi Trường Bạch khoảng 200m ẩn núp trong cỏ rậm đợi thời cơ. Đại đội trưởng nhanh chóng dẫn lính thông tin đến trung đội chủ công, bắt đầu dùng ống nhòm quan sát tình hình núi Trường Bạch. Điều mọi người không ngờ là, khi đại đội trưởng và nhân viên thông tin vận động về phía trước thì bị một lính bắn tỉa Việt Nam phát hiện. Người đó căn cứ vào việc trên lưng viên đại đội trưởng có ống nhòm, cờ chỉ huy và súng lục đã phán đoán đây là một viên chỉ huy. Lính bắn tỉa Việt Nam liền ngắm bắn, dần dần khóa mục tiêu vào viên đại đội trưởng đang quan sát. Tay súng bắn tỉa bóp cò, chỉ thấy đại đội trưởng ngực trái trúng đạn, chết ngay đương trường.
Ngày 17/2, một đại đội quân Trung Quốc lẳng lặng tiến về phía vị trí phòng thủ của Việt Nam ở núi Hoàng Thổ định đánh úp nhưng vì động tác hiệp đồng của đại đội bạn không tốt, thời gian phát động tấn công không nhất trí nên bị quân đội Việt Nam phát hiện. Khi đại đội này tiếp cận núi Hoàng Thổ thì gặp hỏa lực bắn chặn cực mạnh từ trên núi, thương vong không ít. Đại đội trưởng nhanh chóng tiến lên trước chỉ huy hỏa lực áp chế để hỗ trợ bộ binh tiến công. Nhưng trong lúc viên này bận chỉ huy chiến đấu thì tư thế bản thân hơi cao nên bị lính bắn tỉa Việt Nam phát hiện. Sau một tiếng nổ vang lên, viên đại đội trưởng trúng đạn tử trận.
Ngày 19/2, một trung đoàn bộ binh Trung Quốc tổng tiến công Pha Long, giao chiến kịch liệt. Phó Chính ủy trung đoàn đích thân tiến lên trước chỉ huy một tiểu đoàn tăng cường tấn công vào khu đường phố. Quân đội Việt Nam dựa vào doanh trại và các công trình kiến trúc dân sự cùng công sự để chống lại. Quân đội Trung Quốc mỗi lần xâm nhập khu phố lại bị hỏa lực quân đội Việt Nam quật trở lại, hai bên giành giật nhiều lần, chiến đấu vô cùng kịch liệt. Viên phó Chính hủy vô cùng sốt ruột liền lấy ống nhòm quan sát địch tình. Lính cảnh vệ bên cạnh nhắc ông ta ẩn nấp nhưng Phó Chính ủy không để tâm. Viên cảnh vệ tiến lên kéo ông thì lúc đó, lính bắn tỉa Việt Nam bắn ra một viên đạn trúng vào ngực gục xuống.
Các ví dụ tương tự như trên còn không ít, do thời gian dài thiếu rèn luyện thực chiến, kinh nghiệm không có khiến quân đội Trung Quốc phải trả giá bằng máu không ít. Sau này quân đội Trung Quốc rút kinh nghiệm, đem ống nhòm, cờ chỉ huy, súng lục cất giấu đi không để quân đội Việt Nam phân biệt được đâu là chỉ huy, đồng thời tăng cường trận địa ẩn núp, từ đó mới giảm thiểu được hiện tượng chỉ huy bị bắn tỉa.
Theo Ifeng (http://wemedia.ifeng.com/74278895/wemedia.shtml)
Bình luận: Ở đầu bài viết này có chê quân đội Việt Nam tác chiến binh đoàn lớn rất kém. Đây là một luận điệu phổ biến ở Trung Quốc do trong cuộc chiến tranh biên giới 1979, quân đội Việt Nam chưa thực hiện một chiến lược nào rõ ràng như lời Tổng bí thư Lê Duẩn đã nói. Thời điểm tháng 2/1979, trên toàn tuyến biên giới, lực lượng vũ trang Việt Nam biên chế cao nhất ở cấp sư đoàn. Trên toàn tuyến biên giới cũng có chưa đến 5 sư đoàn. Mà đặc biệt là các sư đoàn này trước đó phần lớn là đang làm nhiệm vụ kinh tế hoặc là ngoài các khung cán bộ ra thì lính chủ yếu là tân binh mới nhập ngũ chứ không phải là những lính chiến dày dạn kinh nghiệm từ thời đánh Mỹ. Do vậy từ 17/2 đến khi Trung Quốc tuyên bố rút quân, Việt Nam chưa thực hiện một chiến lược tiến thoái nào rõ rệt mà tinh thần chủ yếu là khi địch đến thì đánh trả. Đến đầu tháng 3, khi Việt Nam cơ động được 1 quân đoàn từ Campuchia về thì mới chuẩn bị cho kế hoạch phản công chiến lược với lực lượng quy mô cấp quân đoàn. Tuy nhiên kế hoạch này cuối cùng cũng không diễn ra do Trung Quốc chủ động tuyên bố rút lui. Chuyện dư luận Trung Quốc chê Việt Nam không giỏi tác chiến binh đoàn lớn, VN Youtuber đã có dịp bình luận trong một chương trình, quý vị có thể tham khảo thêm ở bên dưới.
Nói về lính bắn tỉa của Việt Nam trong chiến tranh biên giới 1979 thì đúng là có những chiến công rất đáng kể. Chính báo của phía Trung Quốc đã thừa nhận và liệt kê ra nhiều sĩ quan chỉ huy cấp trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn của họ đã bị tử trận vì bị bắn tỉa chứ không phải chỉ có các sĩ quan cấp thấp như đại đội trưởng nói trên. Quý vị có thể tham khảo chi tiết vấn đề đó trong bài viết: Cuộc chiến tranh 1979: Ba trong số 4 tướng Trung Quốc tử trận là bị bắn tỉa.
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.