Icon

Hồ Sơ

Hồ Sơ

28 December 2018

Ngư lôi rơi vào tay VN có thể ảnh hưởng đến chiến cục dưới nước

Nói về việc Việt Nam vô tình vớt được ngư lôi Trung Quốc, một bài báo trên tờ Sina đã nêu vấn đề sự kiện này có thể ảnh hưởng đến chiến cục dưới biển. 



Theo truyền thông đưa tin, gần đây Việt Nam bất ngờ bắt được một quả ngư lôi nhiệt động lực. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của nhiều người ở cả trong và ngoài nước. Như vậy, với thứ đồ “trên trời rơi xuống” này, Việt Nam sẽ xử lý thế nào? Đây là một trong những vấn đề được nhiều chuyên gia quân sự cũng như những người đam mê quân sự quan tâm nhất. Nếu Việt Nam lợi dụng ngư lôi này để tiến hành nghiên cứu hữu hiệu, vậy thì năng lực yếu kém trước đây của quân đội Việt Nam sẽ có một cơ hội phát triển tốt. Tuy nhiên rõ ràng là năng lực của bản thân Việt Nam không đủ. Mặt khác, nếu Việt Nam đem nó giao cho nước khác có năng lực quân sự hơn thì cục diện trên biển hiện nay của các nước sẽ phải viết lại. 

Quả ngư lôi lần này Việt Nam vớt được có chân vịt đã bị tổn hại nhất định. Với những nước có công nghệ chế tạo ngư lôi tương đối phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Nga, đặc biệt là nước Mỹ sử dụng ngư lôi MK-50 thì giá trị nghiên cứu lợi dụng cũng không lớn. Nhưng vì việc nghiên cứu và sản xuất ngư lôi cỡ lớn khá phức tạp, liên quan tới nhiều năng lực công nghệ; các yêu cầu đối với kỹ thuật gia công, sử dụng vật liệu cho đến lực học đều rất cao. Thêm nữa quả ngư lôi Việt Nam bắt được có động cơ vẫn chưa bị tổn hại, đối với những nước có kinh nghiệm thì vẫn có giá trị nghiên cứu nhất định. 


Tuy nói chỉ đơn thuần là nghiên cứu một quả ngư lôi bỏ đi thì rất khó để đạt được hiệu quả ‘thúc đẩy hiện đại hóa”, nhưng qua phân tích, nghiên cứu sâu vẫn có thể thu được nhiều thông tin có ích. Ví dụ, phân tích thử nghiệm động cơ của ngư lôi có thể nắm được trình độ chế tạo của nước sản xuất, từ đó có thể phỏng đoán chính xác về quốc gia cạnh tranh. Đối với góc nghiêng của cánh quạt chân vịt, có thể tiến hành so sánh thử nghiệm các góc độ khác nhau, từ đó thay đổi hiệu quả sử dụng rất lớn. Thậm chí nghiên cứu nhiên liệu còn sót lại của ngư lôi có thể hiểu được thành phần nhiên liệu cùng với tỉ lệ của các thành phần hợp thành. Nghiên cứu các thành phần tạo nên động cơ cũng có thể thu được tài liệu nghiên cứu rất có giá trị. 


Được biết, hiện nay trên thế giới, các nước có công nghệ chế tạo ngư lôi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đa số các nước trên thế giới đối với ngư lôi chỉ gọi là vọng nhi bất cập (chỉ nhìn thấy mà không sờ mó được). Nếu có thể từ ngư lôi hiện tại mà sao chép thì sẽ có hiệu quả thúc đẩy công nghệ chế tạo ngư lôi rất tốt. Nhưng cho dù là sao chép đơn giản nhất cũng cần có khả năng công nghệ nhất định. Trước kia Việt Nam trong lúc mua tàu ngầm của Nga đã có những trang bị ngư lôi chống ngầm đơn giản nhưng trải qua nhiều năm, Việt Nam cũng vẫn chưa mô phỏng để chế ra được quả ngư lôi nào chứ đừng nói là sao chép ngư lôi nhiệt động lực phức tạp và tiên tiến. 

Đối với tình hình thiếu các chuẩn bị công nghệ cơ sở như Việt Nam mà nói, cho dù có thu được rất nhiều lợi ích nghiên cứu từ quả ngư lôi hiện nay thì Việt Nam vẫn có thể xem xét các phương thức xử lý khác. Cuối cùng họ có chuyển cho nước khác không thì chúng ta không rõ. Nếu Việt Nam chuyển thì nước nhận được sẽ có được những gợi ý trong nghiên cứu công nghệ ở lĩnh vực này hoặc nó sẽ ảnh hưởng đến lực lượng của hải quân, từ đó thúc đẩy địa vị của họ trên biển thăng cấp. 

Theo Sina (http://k.sina.com.cn/article_6381507861_17c5e151500100eh7r.html?cre=tianyi&mod=pcpager_mil&loc=12&r=9&doct=0&rfunc=0&tj=none&tr=9)

No comments:
bình luận nhận xét bạn đọc

Note: Only a member of this blog may post a comment.