Icon

Hồ Sơ

Hồ Sơ

18 August 2019

Báo TQ bàn về ý tưởng tàu sân bay có thể lặn

Tờ Sohu gần đây có bài viết bàn về tàu sân bay dưới nước với quan điểm cho rằng nếu loại tàu sân bay này ra đời có thể thay đổi các quy tắc hải chiến.

Bài báo viết: Nói về tàu sân bay dưới nước, trước hết cần nói rằng ý nghĩa tên gọi của nó là tàu sân bay. Theo xu thế phát triển hiện nay, các máy bay trên tàu sân bay tương lai sẽ là máy bay không người lái. Tuy nhiên dù thiên biến vạn hóa cũng không xa rời tổ tông của nó. 


Thứ hai là bản chất khác biệt giữa ‘tàu sân bay dưới nước’ với tàu sân bay nằm ở chỗ nó có khả năng lặn. Tức là nó vừa có khả năng nổi trên mặt nước để cất hạ cánh máy bay lại vừa có thể lặn xuống dưới nước để tránh tấn công. Như vậy có thể hình dung tàu sân bay dưới nước là một tàu ngầm lớn. 



Tuy nhiên muốn một tàu ngầm đạt đến kích cỡ tàu sân bay vài vạn tấn là điều rất khó khăn cho việc chế tạo. Tuy nhiên, tàu ngầm lớn nhất thế giới là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Typhoon của Liên Xô đã có lượng giãn nước khi lặn là 46000 tấn. Như vậy có thể thấy ‘tàu sân bay dưới nước’ cũng không hoàn toàn là một ý tưởng trên trời. 

Dù vậy tác giả cần chỉ ra rằng tàu sân bay dưới nước lại cần phải mang được máy bay cho nên cần phải có nhà chứa máy bay rộng rãi và có bộ phận đường cất hạ cánh. Như vậy nếu không có lượng giãn nước vài vạn tấn thì không thể bố trí được. 

So sánh rất đơn giản, tàu sân bay lượng giãn nước 100.000 tấn thì bộ phận chìm dưới nước chỉ có một phần nhỏ, tức là chỉ riêng phần thể tích chìm dưới nước đã là 100.000 tấn. Nếu như toàn bộ tàu sân bay chìm dưới nước thì lượng giãn nước của nó có thể lên đến 300.000 hoặc 500.000. 

Loading...

Lượng giãn nước lớn thì cần động cơ càng phải mạnh cho nên khó khăn trong chế tạo càng cao. Bởi vậy tàu sân bay dưới nước đến nay vẫn chưa xuất hiện. Tuy nhiên một khi tàu sân bay dưới nước ra đời, quy tắc hải chiến sẽ theo đó mà thay đổi, vì sao như vậy? 

Trước tiên là tốc độ chạy tàu. Rất nhiều bạn có thể không rõ, tốc độ tàu ngầm khi lặn luôn nhanh hơn khi nổi, bởi vì lực cản của nước khi lặn nhỏ hơn. Ví dụ tàu Liêu Ninh chạy tốc độ 30 hải lý/h trên mặt nước nhưng nếu nó có thể lặn (tất nhiên là cần phải có ngoại hình thích hợp của tàu ngầm) thì tốc độ của nó thậm chí có thể đạt tới 50 hải lý/h. Điều này có nghĩa là tốc độ triển khai chiến đấu sẽ nhanh hơn. Ban đầu cần 10 ngày mới có thể đến được vị trí thì có thể rút ngắn xuống còn vài ngày. 

Thứ hai là tàu sân bay dưới nước có năng lực của tàu ngầm, khi gặp mối đe dọa có thể lặn xuống nước. Tuy mối uy hiếp từ tàu ngầm đối phương vẫn còn nhưng hiện nay thủ đoạn uy hiếp mạnh nhất với tàu sân bay lại là tên lửa chống hạm. 


Mà việc phòng ngự tàu ngầm tập kích so với phòng thủ chống tên lửa chống hạm lại dễ hơn nhiều. Như vậy sẽ giúp nâng cao đáng kể khả năng sống sót của tàu sân bay ngầm. 


Có hai điểm ưu thế này, tàu sân bay ngầm liệu có thành vô địch không? Thực ra cũng có một điểm yếu là tàu sân bay ngầm có lượng giãn nước mấy trăm ngàn tấn cho nên thời gian lặn xuống nước hoặc từ dưới nước nổi lên sẽ kéo dài vì cần phải thu máy bay và đóng kín các van. Mặt khác nó cũng sẽ bị hạn chế hoạt động trong một số vùng biển có mực nước nông nhất là vài trăm mét (để còn có thể lặn xuống khi cần). Điều này có nghĩa là việc chỉ huy trong chiến đấu và các kế hoạch chiến dịch hải chiến sẽ càng phức tạp. 

Tưởng tượng trong một hoàn cảnh, máy bay ném bom của địch đang đuổi đến gần, máy bay của bên mình đang cần phải hạ cánh, chỉ huy sẽ phải làm sao? Liệu sẽ để tàu sân bay mạo hiểm thu hồi máy bay hay là bỏ máy bay mà lặn xuống nước? 

Nguồn: http://www.sohu.com/a/334395982_536837?spm=smpc.mil-home.feed.142.15660331777583udcDrJ


Bình luận: Ý tưởng tàu sân bay ngầm như trên muốn nhắm đến việc tàu sân bay có thể độc lập tác chiến, không cần một nhóm tàu bảo vệ. Tuy nhiên dù có chế tạo thành công thì việc lặn xuống nước chưa chắc đã hạn chế hết được mối uy hiếp từ tên lửa chống hạm. Kích cỡ một tàu sân bay lớn gấp hàng chục lần so với tàu ngầm. Vì nó to thì dẫn tới động cơ phải lớn. Động cơ mạnh thì tiếng ồn sẽ lớn hơn và dễ bị các phương tiện chống ngầm phát hiện. Dù cho tốc độ khi lặn có lên tới 100 hải lý/h thì vẫn không đua được với tốc độ các máy bay chống ngầm. 

Vì những lý do đó, ý tưởng tàu sân bay dưới nước vừa khó khăn về kỹ thuật mà lại vừa dễ tổn thương hơn tàu sân bay thông thường.

No comments:
bình luận nhận xét bạn đọc

Note: Only a member of this blog may post a comment.