Hôm thứ Hai vừa qua, chính quyền Trump đã dán nhãn Trung Quốc là “kẻ thao túng tiền tệ”. Vậy việc dán nhãn này sẽ có ảnh hưởng ra sao đến Trung Quốc?
Thao túng tiền tệ là gì, vì sao nó quan trọng?
Giá trị tương đối của đồng tiền có thể tạo ra nhiều khác biệt khi các quốc gia mua và bán hàng hóa của họ với nước ngoài.
Khi giá đồng dollar mạnh, người Mỹ có sức mua nhiều hơn ở nước ngoài nhưng hàng xuất khẩu của Mỹ cũng sẽ trở nên đắt đỏ tương ứng khi các nước khác mua hàng của họ. Khi đồng dollar yếu hơn, Mỹ sẽ mua được ít hàng nhập khẩu hơn nhưng hàng xuất khẩu của Mỹ sẽ rẻ đi tương đối cho những khách hàng nước ngoài, điều đó sẽ thúc đẩy xuất khẩu.
Một số nước cố gắng cố gắng làm suy yếu tiền tệ của họ để thúc đẩy xuất khẩu. Trong những nước đó có Trung Quốc – đất nước đã giữ giá trị đồng tiền của họ ở mức thấp trong quá khứ để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Chính sách đó và các chính sách khác đã giúp Trung Quốc xây dựng một lĩnh vực sản xuất sử dụng hàng chục triệu lao động và phục vụ như một công xưởng của thế giới. Tuy nhiên các nhà kinh tế ước tính rằng sự chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc đã dẫn tới sự biến mất của ít nhất 1 triệu việc làm trong ngành sản xuất ở Mỹ - và có lẽ việc đó đã lót đường cho Donald Trump lên làm tổng thống.
Thao túng tiền tệ cũng là vấn đề trong chiến tranh thương mại khi Tổng thống Trump đã tăng thuế vào hàng hóa Trung Quốc. Một đồng tiền Trung Quốc rẻ hơn sẽ giúp Bắc Kinh bù đắp nhiều tổn thương của thuế Mỹ.
Trung Quốc sẽ ra sao khi bị dán nhãn này?
Về cơ bản, Trung Quốc phải đàm phán để làm sao cho giá trị đồng tiền của họ công bằng hơn so với Mỹ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) – cơ quan chi phối một số nguyên tắc quốc tế đã được thiết lập về tiền tệ.
Nếu sự mất giá gần đây của Trung Quốc là sự khởi đầu của một xu hướng thì nó có thể có tác động lớn hơn nhiều đối với nền kinh tế thế giới.
Đồng nhân dân tệ rẻ hơn sẽ gây tổn thương cho các nhà xuất khẩu Mỹ và làm xói mòn hiệu quả của các khoản thuế mà ông Trump đánh vào hàng Trung Quốc. Nó cũng sẽ làm tổn thương các nhà xuất khẩu của châu Âu, Nhật Bản và các nước khác. Bên cạnh đó nó cũng có thể tạo áp lực lên các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khác buộc họ phải phá giá đồng tiền của họ từ đó làm gián đoạn dòng chảy thương mại và đầu tư.
Về phía Mỹ, ông Trump cũng có thể sử dụng việc dán nhãn “thao túng tiền tệ” với Trung Quốc để biện minh cho các hành động tiếp theo, bao gồm cả mức thuế cao hơn. Tuy nhiên nhiều ý kiến lo ngại rằng các hành động đối với tiền tệ đã mở ra một giai đoạn mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và khiến nó có nguy cơ vượt tầm kiểm soát.
Lược từ: https://www.nytimes.com/2019/08/06/business/economy/china-currency-manipulator.html
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.