Eo biển Malacca là một eo biển dài nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra của Indonesia. Eo biển này do 3 nước là Singapore, Indonesia, Malaysia cùng quản lý.
![]() |
Eo biển Malacca hiện nay được ví như con đường sinh mệnh của Trung Quốc. |
Vị trí eo biển nằm theo hướng đông nam - tây bắc, chiều dài toàn bộ của eo biển là 1080 km. Chỗ rộng nhất của eo biển nằm ở phía tây bắc với độ rộng đạt 370 km. Chỗ hẹp nhất nằm ở gần Singapore ở phía đông nam với chiều rộng chỉ 37 km. Eo biển Malacca là tuyến đường thủy quốc tế nối thông Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.
Eo biển Malacca được coi là một tuyến đường vận tải năng lượng quan trọng nhất cho Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Dầu mỏ mà ba nước này nhập khẩu từ Trung Đông về, tuyệt đại bộ phận là đi qua eo biển này. Bởi vậy mà eo biển Malacca được ví như “đường sinh mệnh trên biển” của ba nước. Vì tính chất quan trọng như thế nên an ninh và sự thông suốt của eo biển Malacca rất được 3 nước trên coi trọng.
Do eo biển Malacca là yết hầu nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương cho nên điều kiện địa lý đặc biệt này cũng khiến cho nó trở thành yếu địa chiến lược mà các cường quốc muốn tranh giành. Hiện nay Hải quân Mỹ mỗi năm đều đưa nhiều tàu chiến (chủ yếu là tàu chiến đấu gần bờ) đến trú đóng trong căn cứn hải quân Chương Nghị (Changi) của Singapore. Ngoài ra, mỗi nằm còn có hàng chục tàu chiến Mỹ đến quân cảng Singapore để neo đậu nghỉ ngơi tiếp tế, tạo thành sự trú đóng trong thực tế.
Theo quy hoạch của Mỹ, căn cứ Chương Nghị từ nay về sau sẽ thành một pháo đài đầu cầu để Hải quân Mỹ khống chế cục diện Biển Đông và kiểm soát ra vào Ấn Độ Dương, nó là một “tiền duyên” của chiến lược toàn cầu mới của Mỹ hiện nay. Hơn nữa qua mấy năm xây dựng cải tạo, căn cứ hải quân Chương Nghị đã thành một cảng nước sâu tốt, có thể làm nơi neo đậu cho các biên đội tàu cỡ lớn của Mỹ như tàu sân bay, tàu tuần dương.
Bên cạnh đó cần phải thấy rằng quân đội Mỹ sử dụng căn cứ hải quân Chương Nghị, về lâu dài có thể thấy là có ý đồ kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc. Biết điều đó, Trung Quốc cũng không ngồi yên chờ chết. Một số biện pháp Trung Quốc đã thực hiện để hóa giải như dự án đường ống dầu khí Trung Quốc - Myanmar, đường sắt Trung Quốc - Pakistan, xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Những biện pháp này đều nhằm đến việc hóa giải sự phụ thuộc vào eo biển Malacca.
Nguồn: https://www.toutiao.com/a6730977348402807299/
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.