Mặc dù bóng đá nam Trung Quốc và bóng đá nam Việt Nam rất lâu rồi chưa có trận nào giao đấu ở cấp đội tuyển quốc gia nhưng ngày 8/9, trước khi Hiddink từ chức, đội Olympic Trung Quốc mà ông dẫn dắt đã thua đội Olympic Việt Nam. Điều này có nghĩa là một sự kiện chứng tỏ rằng lực lượng hậu bị của bóng đá nam Việt Nam đã tốt hơn của chúng ta. Bóng đá Trung Quốc tương lai không thể tranh đua với bóng đá Việt Nam đã là một chuyện rất có khả năng xảy ra.
Ngày 10/12, đội tuyển Trung Quốc thất bại 1-2 trước đội tuyển Nhật Bản trong giải Đông Á còn bóng đá Việt Nam thì lại có được một thời khắc lịch sử. Trong trận chung kết bóng đá nam Sea Games, đội Việt Nam đánh bại đội Indonesia với tỷ số 3-0 để lần đầu tiên đăng quang vô địch. Đồng thời cũng trong giải đấu này, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam cũng giành ngôi vô địch.
Đây là một thắng lợi chưa từng có trong lịch sử của bóng đá Việt Nam khiến người hâm mộ bóng đá Việt Nam không thể không hứng khởi. Người hâm mộ đã tràn ra các con phố của thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh để ăn mừng chiến thắng.
Cảm giác của người hâm mộ bóng đá Việt Nam giống như người hâm mộ câu lạc bộ Flamengo ăn mừng vô địch giải Copa Libertadores vừa qua. Với khung cảnh như thế, có bao nhiêu fan bóng đá Trung Quốc từng được trải qua?
Đối với người Trung Quốc, chỉ có 2 lần đã từng được đi trên phố ăn mừng như vậy và đều xảy ra từ năm 2001. Một lần là vào tháng 7 nhân Bắc Kinh chính thức đăng cai tổ chức Olympic 2008 thành công và một lần là vào tháng 10 khi đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc lọt vào World Cup 2002. Vì lúc đó chưa có những bức ảnh chụp từ camera bay cho nên khung cảnh thời ấy như thế nào thì không rõ, nó chỉ lưu lại trong ký ức của một số fan bóng đá lớn tuổi.
Bóng đá Việt Nam không giàu có như bóng đá Trung Quốc, người đá bóng cũng không nhiều hơn Trung Quốc bao nhiêu, vậy làm thế nào họ có thành tích như thế? Năm ngoái trong Asian Cup, tác giả đã một lần giới thiệu qua. Bóng đá Việt Nam trên thế giới chính là bắt tay vào “giáo dục tinh anh”, đó là toàn quốc có mấy trung tâm huấn luyện lớn, sau đó bồi dưỡng trọng điểm rồi họ đi đá các giải chuyên nghiệp.
Trên toàn quốc, các giải thanh thiếu niên của Việt Nam tổng cộng có 6 cấp độ, các nhi đồng từ nhỏ đã thi đấu nhiều trận, huấn luyện rất nghiêm túc, sau đó được nâng cao thêm trong các trận đấu. Kỳ thực họ coi trọng huấn luyện trẻ là từ năm 2007, khi đó họ thực sự bắt tay vào huấn luyện.
Đương nhiên họ cũng đầu tư vào huấn luyện trẻ không ít tiền. Chính điều này có quan hệ rất lớn đến sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Họ bỏ tiền mua giáo trình huấn luyện trẻ của Arsernal, đồng thời mời các danh sư rộng rãi từ các nơi trên thế giới.
Những cầu thủ này trưởng thành đã tạo nên một thời kỳ bóng đá Việt Nam thịnh thế. Con đường thành công của bóng đá Việt Nam không khó, Việt Nam họ làm được, bóng đá Trung Quốc cũng đang làm nhưng vì sao kết quả khác nhau?
Chúng ta cũng đang huấn luyện trẻ, các câu lạc bộ lớn nhỏ đều tiến hành bồi dưỡng đào tạo, cũng hợp tác với các cơ cấu huấn luyện trẻ trên thế giới, vì sao vận động viên của chúng ta không trở nên tốt hơn? Ngoài việc có thân thể ra, các phương diện khác như kỹ thuật, thể năng, tâm lý đều tồn tại vấn đề nghiêm trọng.
Xem ra bóng đá Trung Quốc không phải là ít trẻ em đá bóng mà là cơ chế bồi dưỡng đào tạo xuất hiện vấn đề. Chúng ta cũng đang huấn luyện, người khác cũng đang huấn luyện, rút cục là ở đâu xuất hiện vấn đề?
Việt Nam toàn quốc có mấy trung tâm bồi dưỡng trẻ lớn, bóng đá Trung Quốc cũng đang làm các trung tâm huấn luyện trẻ khắp Nam, Bắc, nhưng bồi dưỡng lại theo phương thức một chậu cát rời rạc, mỗi nơi một kiểu. Trường bóng đá Lỗ Năng, trường bóng đá Lục Thành có lịch sử lâu đời nhưng vì sao các nhân tài được bồi dưỡng so với các tiền bối lại càng kém?
Trường bóng đá Hằng Đại và trường bóng đá Phú Lực, hiện nay cũng không xuất hiện nhân tài nào có tính biểu tượng, đây là chuyện gì? Thảo luận vấn đề này, so với thảo luận về bóng đá quốc gia của chúng ta lại càng có ý nghĩa hơn.
Theo Sina
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.