Máy bay huấn luyện T-6 mà Việt Nam mua thực chất là loại máy bay huấn luyện sơ cấp hiện đang được sử dụng bởi chính quân đội Hoa Kỳ, nhưng loại máy bay này không thuần "gốc Mỹ”. Trên thực tế, đây là phiên bản cải tiến của loại máy bay huấn luyện PC-9 mà Mỹ nhập từ Thuỵ Sĩ. PC-9 là sản phẩm nổi tiếng của hãng Pilatus vào những năm 1980. Nó bay lần đầu tiên vào năm 1985 và hiện đang được sử dụng trong lực lượng không quân của 13 quốc gia trên thế giới.
Không quân Mỹ đến năm 2000 mới nhập khẩu chiếc T-6A, chủ yếu để thay thế cho máy bay huấn luyện T-37B trong việc đào tạo phi công cơ bản và huấn luyện sĩ quan hệ thống chiến đấu CSO.
Cái gọi là sĩ quan hệ thống chiến đấu thực chất là sĩ quan điều khiển vũ trang, chẳng hạn như phi công ngồi ghế sau của máy bay chiến đấu-ném bom. Khi tấn công mặt đất, anh ta chịu trách nhiệm chính trong việc vận hành các loại đạn dược dẫn đường chính xác. Còn Hải quân Hoa Kỳ đã dùng T-6B để thay thế máy bay huấn luyện T-34C nhằm huấn luyện cơ bản cho các phi công trên tàu sân bay.
Ngoài phiên bản huấn luyện, T-6 thực tế còn có một phiên bản biến thể để tấn công là AT-6. So với loại huấn luyện, máy bay này đã đổi sang sử dụng động cơ phản lực cánh quạt Pratt & Whitney PT6 -68D, tăng công suất thêm 500 mã lực đồng thời tăng cường sức mạnh cho cánh và thân để nó có thể mang được 2 quả bom 500 pound.
Hai bên cánh của AT-6 có 6 mấu treo, có thể mang các loại bom dẫn đường laser, tên lửa không đối đất… Ngoài ra, dưới bụng máy bay còn có một pod quang điện MX-15 có thể xác định mục tiêu ở khoảng cách xa. Ngoài khả năng tấn công mặt đất mạnh mẽ, AT-6 có khả năng cất hạ cánh dã ngoại rất mạnh, có thể cất hạ cánh trên bãi cỏ, đường đất. Việc bảo trì máy bay cũng rất đơn giản cho nên đây là một loại máy bay rất thích hợp cho tác chiến cường độ thấp hoặc chống chiến tranh du kích.
Hiện tại vẫn chưa rõ quân đội Việt Nam nhập khẩu phiên bản nào của máy bay T-6 vì máy bay này hiện có 4 phiên bản đánh số từ A đến D. Trong đó từ bản B trở đi phi công được bổ sung thêm màn hình phẳng HUD và buồng lái hoàn toàn bằng kính. Trước và sau phi công có ba màn hình LCD màu kích thước lớn, có thể nói là không thua gì buồng lái máy bay thế hệ thứ ba.
Loại C là phiên bản xuất khẩu của Loại B, và Loại D là phiên bản dành riêng cho Quân đội Hoa Kỳ. Hiện tại, khả năng cao là Việt Nam mua loại C. So với loại máy bay huấn luyện sơ cấp Yak-52 mà Việt Nam đang sử dụng thì T-6 ưu điểm hơn cả về tính năng bay cho đến điện tử hàng không. Ngoài việc cho phép các phi công tân binh thực hành các kỹ năng bay cơ bản, nó cũng cho phép họ làm quen trước với buồng lái của máy bay thế hệ thứ ba.
Mặc dù mới chỉ đạt được thỏa thuận bán T-6 trong thời gian ngắn nhưng các phi công Việt Nam đã được trải nghiệm thực tế loại máy bay này. Năm 2018, quân đội Việt Nam đã cử hai phi công Đặng Đức Toại và Doãn Văn Cảnh sang Mỹ tham gia chương trình lãnh đạo hàng không và đã hoàn thành khóa huấn luyện T-6 kéo dài 52 tuần. Trải nghiệm của hai phi công này có lẽ cũng có tác dụng thúc đẩy việc mua T-6. Điều đáng chú ý là T-6 được thiết kế để bồi dưỡng kỹ năng lái các máy bay chiến đấu của Mỹ và NATO. Điều này liệu có phải là biểu thị rằng trong các mua sắm máy bay mới, Việt Nam sẽ ngày càng xem xét các sản phẩm phương Tây?
Theo Toutiao
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.