Dự án đường sắt cao tốc Việt Nam với chi phí ước tính 67 tỷ USD, đại diện cho một sự hồi sinh mạnh mẽ của mơ ước về tàu cao tốc của đất nước. Trải dài 1500 km, tuyến đường sắt này sẽ kết nối Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh, rút ngắn thời gian di chuyển xuống 6 giờ và biến Việt Nam trở thành một cường quốc logistic ở Đông Nam Á.
Khi Việt Nam bắt tay vào dự án này, Tập đoàn tài chính EBC nhấn mạnh vào xu hướng thị trường lớn hơn đang nổi lên từ những dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn như vậy, cung cấp những nhận thức để giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định phù hợp trong một bối cảnh tài chính đang diễn biến nhanh.
Nhân tố chủ yếu làm cho dự án này khác biệt là Việt Nam lựa chọn dựa vào nguồn tài trợ nội địa chứ không phải dựa vào các khoản vay nước ngoài như các dự án hạ tầng trước đây. Bằng cách dựa vào nguồn lực trong nước, Việt Nam giảm bớt mối nguy cơ trước các rủi ro tài chính bên ngoài, giữ được sự kiểm soát lớn hơn với quá trình thi công dự án và củng cố sự độc lập kinh tế của mình. Sự thay đổi này phản ánh một chiến lược tài chính trưởng thành hơn, gắn với tầm nhìn dài hạn của Việt Nam về tăng trưởng bền vững và bền bỉ, xác lập cho quốc gia sự tự chủ kinh tế và phát triển bền vững.
Các nỗ lực trước đây về phát triển đường sắt tốc độ cao đã bị cản trở vì quá phụ thuộc vào nguồn tài chính nước ngoài và các điều khoản không thuận lợi. Lần tái khởi động này dựa vào nguồn lực nội địa, trao cho Việt Nam khả năng giữ lại quyền kiểm soát quá trình điều hành và kết quả của dự án.
Ngoài logistic, sự phát triển đường sắt còn tạo thêm việc làm, thúc đẩy công nghiệp địa phương và cải thiện cơ sở hạ tầng công cộng. Các nhà phân tích dự tính dự án sẽ thúc đẩy đáng kể GDP của Việt Nam, củng cố kết nối thương mại trong khối ASEAN và tăng cường sức cạnh tranh toàn cầu cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng.
Quyết định của Việt Nam nhằm ưu tiên nguồn tài trợ nội địa cho dự án đường sắt cao tốc này đánh dấu một sự chuyển hướng đáng kể so với các dự án trong quá khứ. Cách tiếp cận này không chỉ giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến động của thị trường cho vay quốc tế mà còn báo hiệu một sự chuyển hướng sang sự tự chủ kinh tế lớn hơn. Bằng cách khai thác nguồn lực trong nước, Việt Nam củng cố năng lực của mình để định hình quỹ đạo phát triển một cách độc lập, tạo ra một ví dụ cho các nước ASEAN khác.
Với nhà đầu tư toàn cầu, động thái này phản ánh không chỉ là một cột mốc về cơ sở hạ tầng. Nó báo hiệu sự trưởng thành, sức đàn hồi và chất lượng kinh tế đang tăng lên -những điều đã làm tăng sức hấp dẫn của Việt Nam như một thị trường hứa hẹn và ổn định. Khi quốc gia này nâng cao vai trò trong khuôn khổ kinh tế của ASEAN, tư thế độc lập tài chính xác định họ trở thành một tiếng nói có ảnh hưởng trong việc định hình các chính sách và chiến lược đầu tư của khu vực.
Dự án đường sắt cao tốc của Việt Nam được kỳ vọng tạo ra một đợt tăng mạnh về nhu cầu đối với vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng và năng lượng và sẽ tạo hiệu ứng gợn sóng với thị trường nguyên liệu thô toàn cầu. Khi dòng vật liệu thô chảy vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu cho dự án hạ tầng này, các nhà cung cấp cả trong và ngoài khu vực này có thể được trải nghiệm những chuyển dịch về giá cả và sản xuất.
Các nhà phân tích dự đoán rằng những động năng này có thể định hình lại chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường trong các nước xuất khẩu vật liệu thô. Sự tăng vọt nhu cầu vật liệu thô như thép, xi măng, năng lượng cũng có thể có tác dụng phụ lên các hàng hóa như dầu thô - vốn gắn bó với ngành xây dựng và vận tải.
Lược dịch từ:
https://www.wivb.com/business/press-releases/ein-presswire/777156080/ebc-financial-group-on-vietnams-usd67-billion-high-speed-railway-a-game-changer-for-global-commodity-markets/
No comments:
bình luận nhận xét bạn đọcNote: Only a member of this blog may post a comment.